7. Bố cục của luận văn
1.3. Đánh giá chính sách xây dựngnông thôn mới
1.3.1. Khái niệm và chủ thể đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới
1.3.1.1. Khái niệm : Đánh giá chính sách công là một giai đoạn trong chương trình sách đó là quá trình xem xét khách quan và có hệ thống về một chính sách đang được thực hiện hoặc đã hoàn thành để xác định tính thích hợp hiệu lực, hiệu quả, tác động và tính bền vững của nó.
Đánh giá có thể nhằm kiểm tra toàn diện một chính sách hay một khía cạnh cụ thể nào đó của một chính sách các yếu tố đầu vào; các hoạt động thực hiện chính sách; các ảnh hưởng của chính sách lên nhóm đối tượng chính sách và xã hội; các kết quả (các đầu ra kết quả đầu ra và tác động) và cách thức sử dụng các nguồn lực được cung cấp để thực hiện
chính sách.
Đánh giá chính sách công được sử dụng để trả lời các câu hỏi cụ thể liên quan đến thiết kế, thực hiện và các kết quả của một phương án can thiệp bằng chính sách. Khác với giám sát đánh giá được tiến hành tại những thời điểm cụ thể.
1.3.1.2. Chủ thể: Tham gia đánh giá chính sách có rất nhiều chủ thể khác nhau trong đó các cơ quan nhà nước giữ vai trò chủ đạo. các chủ thể đánh giá chính sách công chủ yếu bao gồm:
a. Các cơ quan quyền lực nhà nước
Với tư cách là các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân các cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách và giám sát việc thực hiện nay do đó các cơ quan quyền lực nhà nước có trách nhiệm đánh giá chính sách khác đánh giá chính sách do các cơ quan quyền lực nhà nước tiến hành thường nhằm trả lời các câu hỏi như một chính sách thành công hay thất bại có nên tiếp tục theo đuổi chính sách hay thay đổi hoặc chấm dứt khách đoạn rút ra từ đánh giá chính trị Chính sách không trở thành những bài học kinh nghiệm cho vay định các chính sách mới hoặc sửa đổi chính sách
Đánh giá chính sách công của các cơ quan quyền lực nhà nước thường được tiến hành theo kế hoạch hoặc trong những dịp đặc biệt
b. Các cơ quan quyền tư pháp
Với tư cách là cơ quan bảo vệ pháp luật các cơ quan Tư pháp cũng tiến hành các đánh giá chính sách khi có yêu cầu. Đánh giá tư pháp đối với chính sách thông thường không quan tâm đến ngân sách những ưu tiên tính hiệu quả và chi tiêu nhưng lại quan tâm đặc biệt đến những vấn đề pháp lý liên quan đến cách thức thực hiện các chính sách công. Đánh giá tư pháp chính sách không quan tâm đến những mâu thuẫn có thể có giữa những hành động của Nhà nước và những quy định của hiến pháp hoặc những quy định về hành vi hành chính và các quyền công dân.
c. Các cơ quan hành chính nhà nước
Với tư cách là các cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi các chính sách công, các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành các đánh giá chính sách công. Đánh giá chính sách công do các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành được gọi là đánh giá hành chính chính sách công. Đánh giá hành chính đối với chính sách công là trung tâm của nhiều nghiên cứu khoa học đã xuất bản về phong cách đánh giá hành chính đối với chính sách không được tiến hành trong phạm vi hệ thống hành chính đôi khi do các cơ quan chuyên về đánh giá các chính sách trong tiến hành thường xuyên được thực hiện bởi các nhà giám sát tài chính, pháp lý và chính trị gắn liền với các Bộ ở Trung ương và các cơ quan chuyên môn địa phương. Các cơ quan hành chính nhà nước có thể thuê các nhà tư vấn tư nhân tiến
hành các đánh giá chính sách công
1.3.2. Vai trò đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới
Đánh giá chính sách có vai trò quan trọng trong chu trình chính sách. Thực hiện tốt việc đánh giá nhà cung cấp cho các cơ quan nhà nước thông tin cần thiết và kịp thời để quản lý chính sách xác định được mức độ Đạt mục tiêu của chính sách và ảnh hưởng của chính sách lên nhóm đối tượng khách mà toàn xã hội. Vai trò quan trọng của đánh giá thể hiện trên các mặt chủ yếu dưới đây:
- Đánh giá chính sách chính xác giúp cung cấp thông tin cho việc quản lý chính sách và ra quyết định phân bổ nguồn lực: việc đánh giá có thể cung cấp thông tin cho các nhà quản lý về thành công hay thất bại của chính sách theo các kết quả đầu ra. Khi việc phân bổ nguồn lực đang được tạo ra qua các chính sách thì thông tin đánh giá có thể giúp các nhà quản lý phân tích những gì đang hoặc không diễn ra một cách hiệu lực và hiệu quả. Thông tin đánh giá có thể hỗ trợ cho quá trình phân bổ ngân sách đặc biệt khi nhà nước đang thiết lập một hệ thống ngân sách theo kết quả thực hiện. Tương tự thông tin đánh giá về các kết quả của thí nghiệm phương án có thể giúp nhà quản lý có nên mở rộng thiết kế lại hoặc thậm chí loại bỏ chính sách hay không.
- Hỗ trợ cải cách và đổi mới khu vực công. Thông tin đánh giá có thể cung cấp bằng chứng cho người dân về các nỗ lực cải cách hành chính đang được tiến hành các nỗ lực cải cách hành chính thường mất đi động lực Nếu không có bằng chứng về sự thay đổi tích cực.
- Tạo lập sự đồng thuận giữa các bên liên quan tới vấn đề và cách thức giải quyết vấn đề sách. Thông tin đánh giá có thể đóng góp cho những thảo luận giữa các nhà quản lý công và các bên liên quan về các nguyên nhân của những vấn đề và cách thức đưa ra các giải pháp sinh học sự đồng thuận về một vấn đề chính sách tạo tiền đề cho việc đồng thuận trong giải pháp chính sách và cách thức triển khai các giải pháp giải quyết hoặc ít nhất là giảm bớt mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Thông tin đánh giá có thể cung cấp bằng chứng về quan hệ nhân quả bằng chứng về tính thích hợp và tác động của các giải pháp trước đó.
1.3.3. Yêu cầu khi đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới
Đánh giá chính sách công được coi là đạt yêu cầu phải thỏa mãn các tiêu chí cơ bản sau đây:
- Không thiên vị: Thông tin đánh giá chính sách phải bảo đảm không thiên vị chính trị hoặc thiên vị khác không bị cố ý bóp méo.
- Hữu dụng: Thông tin được đưa ra qua đánh giá chính sách cần phải phù hợp kịp thời và được diễn đạt dưới hình thức có thể hiểu được. Nó cũng cần chỉ ra những câu hỏi đặt ra và được trình bày dưới hình thức dễ hiểu để có thể sử dụng được trong việc phân tích chính sách.
- Đầy đủ kỹ thuật: Thông tin đánh giá chính sách công cần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế phù hợp, thủ tục mẫu chính xác, diễn đạt chính xác các hướng dẫn bảng hỏi và phỏng vấn phân tích nội dung hoặc thống kê thích hợp và hỗ trợ đầy đủ cho các kết luận và các khuyến nghị….
- Sự tham gia của các bên liên quan: Các bên liên quan thích hợp được tham vấn và tham gia vào quá trình đánh giá chính sách công
- Tiết kiệm: Chỉ sử dụng những nguồn lực cần thiết đủ để có được thông tin mong muốn thu thập dữ liệu tốn kém mà không được sử dụng là không thích hợp hoặc sử dụng các phương tiện tốn kém để thu thập dữ liệu trong khi sẵn có các phương tiện ít tốn kém hơn chi phí của đánh giá chính sách cần cân xứng với toàn bộ chi phí của dự án chương trình thực thi chính sách công.
1.3.4. Tiêu chí đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới1.3.4.1. Đánh giá hiệu lực của chính sách công 1.3.4.1. Đánh giá hiệu lực của chính sách công
Hiệu lực của chính sách công phản ánh mức độ đạt được mục tiêu chính sách hay nói cách khác nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được so với mục tiêu chính sách đặt ra. Đánh giá hiệu lực của chính sách công hướng tới trả lời câu hỏi việc thực thi một chính sách công có đạt được các kết quả mong muốn hay không? Hiệu lực của chính sách thường được đo lường dưới hình thức các đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc giá trị tiền tệ.
Đánh giá hiệu lực chính sách rất có ích cho các nhà hoạch định chính sách công, nhưng cũng khó thực hiện nhất. Thông tin cần thiết để đánh giá những lực rất lớn và mức độ phức tạp của quá trình thực hiện là rất cao. Để thực hiện tốt đánh giá hiệu lực người đánh giá cần thực hiện tốt việc đánh giá đầu ra kết quả đầu ra và hiểu một cách đầy đủ và rõ ràng các mục tiêu của chính sách công.
Đánh giá hiệu lực của chính sách không đơn giản chỉ để xác định các đầu vào đầu ra và kết quả đầu ra của một chính sách công mà nó còn có mục đích xác định liệu phương án chính sách công đang thực hiện này có tạo ra các kết quả phù hợp với mục tiêu của chính sách công hay không? Trong đánh giá này, kết quả thực thi của chính sách cụ thể được so sánh với những mục tiêu mong muốn để xác định liệu chính sách đó có đang đạt được các mục tiêu hay không, hoặc liệu các mục tiêu có cần được điều chỉnh theo các thành quả đạt được qua thực thi chính sách hay không. Trên cơ sở những phát hiện đó người đánh giá có thể đưa ra những khuyến nghị sửa đổi chính sách [23];
1.3.4.2. Đánh giá hiệu quả của chính sách công
Hiệu quả của một chính sách phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được của một chính sách với đầu vào đã bỏ ra để thực thi chính sách đó. Đánh giá hiệu quả nhằm đánh giá các chi phí của một chính sách cụ thể và đánh giá liệu cùng số lượng và chất lượng đầu
ra thì có thể đạt được hiệu quả hơn không Nghĩa là với một chi phí thấp hơn hay không. Đánh giá hiệu quả đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện ngân sách hạn chế hiện nay.
Khi thực hiện đánh giá hiệu quả người đánh giá cần thực hiện tốt các đánh giá đầu vào và đánh giá đầu ra dưới hình thức tiền tệ sau đó tiến hành so sánh kết quả giữa chúng theo một trong hai cách sau:
- Thứ nhất, lấy kết quả đầu ra chia cho chi phí đầu vào nếu thương số của phép chia này lớn hơn 1 có nghĩa là việc triển khai chính sách hiệu quả nếu = 1 có nghĩa là hòa vốn Còn nếu nhỏ hơn 1 có nghĩa là không hiệu quả về phương diện kinh tế .
- Thứ hai, Lấy kết quả đầu ra trừ đi chi phí đầu ra nếu hiệu số của phép trừ này lớn hơn 0 có nghĩa là việc triển khai chính sách hiệu quả; nếu bằng 0 có nghĩa là hòa vốn; và nếu nhỏ hơn 0, có nghĩa là không hiệu quả về phương diện kinh tế.
Những khó khăn liên quan đến đánh giá hiệu quả là làm thế nào để lượng hóa các kết quả dưới hình thức tiền tệ trong những trường hợp không thể lượng hóa các kết quả của chính sách thì chúng ta có thể tính toán chi phí cần thiết để tạo ra một đơn vị kết quả hoặc tính toán số lượng kết quả trên một đơn vị chi phí [23];
1.3.4.3. Đánh giá tính kinh tế của chính sách
Trong HĐCS, xây dựng pháp luật, cùng với tính hiệu quả, tính kinh tế của chính sách cũng là kỳ vọng của Nhà nước. Tính kinh tế không đồng nhất với tính hiệu quả của chính sách. Về nội hàm, tính kinh tế của một chính sách phản ánh thông qua việc đo lường về mức độ tiết kiệm được các nguồn lực cho triển khai một chính sách cụ thể. Tuy nhiên, tính hiệu quả lại được thể hiện ở năng suất lao động (hoạt động triển khai chính sách của cán bộ, công chức thực thi chính sách). Trong xây dựng pháp luật, đánh giá tính kinh tế của chính sách nghĩa là xác định được liệu có phương án nào để mục tiêu chính sách đạt được với chi phí thấp nhất. Điều kiện đánh giá tính kinh tế trong một PACS là mục tiêu có thể đạt được khi: (i) chi phí thấp nhất với lợi ích cố định hoặc (ii) lợi ích lớn nhất với chi phí cố định.
Yêu cầu khi xác định tính kinh tế của PACS là phải tiên liệu được các yếu tố tương lai để tính toán xem liệu có thể thực hiện các hoạt động với chi phí thấp hơn không. Điều này đòi hỏi phải giả định tình huống để so sánh các hoạt động cùng loại, tìm ra phương án chi phí thấp nhất. Nói cách khác, một PACS chứng minh được khả năng đạt được mục tiêu khi có được các yếu tố đầu vào với giá rẻ nhất là một chính sách tốt, đạt được tính kinh tế.
Để đánh giá tính kinh tế của chính sách, chỉ yếu tố đạt được mục tiêu là chưa đủ. Điều đó cũng có nghĩa, tính hiệu quả không đồng nghĩa với mục tiêu đạt được bằng mọi giá, mà phải với điều kiện chi phí thấp nhất.
chính sách suy nghĩ về những chi phí và lợi ích, đưa ra những đề xuất mang tính cạnh tranh trong giải pháp về khả năng tiết kiệm nhất các nguồn lực đầu vào của chính sách. Biểu hiện của tính kinh tế trong chính sách công còn là việc tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, xã hội trong điều kiện không điều chỉnh tăng nguồn lực đầu vào. Vì vậy, cần ủng hộ sự can thiệp chính sách khi lợi ích của chính sách vượt qua các chi phí. Trường hợp ngược lại, khi chi phí lớn hơn so với lợi ích thì việc sử dụng phương án thay thế khác về lao động, vốn và các nguyên vật liệu đã được dự tính trước cho thấy là sẽ tước đi những giá trị của xã hội [23];
1.3.4.4. Đánh giá tính công bằng của chính sách
Tính công bằng của một chính sách liên quan đến sự phân bổ những tác động và đóng góp giữa các nhóm khác nhau trong xã hội. Một chính sách công bằng là chính sách mà có tác động hoặc các đóng góp được phân bố đều nhau hoặc bằng nhau. Như vậy, đánh giá tính công bằng của một chính sách công nhằm trả lời câu hỏi các chi phí và lợi ích của chính sách có được phân bổ công bằng giữa các cá nhân và nhóm người khác nhau hay không?
Tiêu chí công bằng liên quan chặt chẽ với các khái niệm về Công lý và sự công bằng và liên quan với những mâu thuẫn đạo đức xung quanh, là cơ sở thích hợp cho việc phân bổ các nguồn lực trong xã hội trong việc xác định rõ ràng các mục tiêu cho toàn xã hội. Người đánh giá có thể tìm kiếm một cách thức để đo lường phúc lợi xã hội, nghĩa là sự thỏa mãn gộp được cảm nhận của một cộng đồng. Như chúng ta đã biết, các cá nhân và các nhóm có những giá trị khác nhau. Cái gì thỏa mãn một người hoặc nhóm người thường không thường không phải mãi một người hoặc nhóm người khác. Trong những trường hợp này người đánh giá phải xem xét một câu hỏi cơ bản là việc thực thi một chính sách có tối đa khoa phúc lợi xã hội và phúc lợi của các cá nhân hoặc một nhóm cụ thể hay không? [23];
1.3.4.5. Đánh giá tính đáp ứng của chính sách
Tính đáp ứng của một chính sách phản ánh mức độ một chính sách của mãn các nhu cầu, sở thích, hoặc các giá trị của nhóm cụ thể. Đánh giá tính đáp ứng của một chính sách là quan trọng vì một chính sách công được thực hiện có thể thỏa mãn tất cả các tiêu chí như hiệu lực, hiệu quả, công bằng nhưng vẫn không đáp ứng được những nhu cầu thực sự của