Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 45 - 51)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. Nhóm tiêu chí về Quy hoạch:

UBND huyện đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch điều chỉnh NTM của 08 xã ngoài vùng phát triển đô thị. Chỉ đạo rà soát, đánh giá hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối chiếu với các tiêu chí thành lập Quận, Phường để triển khai tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp sớm đáp ứng tiêu chí Quận. Triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 trung tâm thị trấn Trạm Trôi (trong đó có trung tâm hành chính huyện).

Thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ lập và thực hiện các đồ án quy hoạch, các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền. Công bố công khai quy hoạch điều chỉnh tỷ lệ 1/500 các khu đô thị: Kim Chung- Di Trạch, An Khánh- An Thượng, Minh Dương- Sơn Đồng, Đông Sơn- Sơn Đồng,khu nhà ở cao cấp An Khánh… và chỉ giới đường đỏ 3 tuyến

đường theo quy hoạch phân khu đô thị. Xác định vị trí, địa điểm báo cáo Thành phố cho phép lập quy hoạch, đầu tư xây dựng các trường học, trụ sở công an các xã, thị trấn.

Trên cơ sở đó, quy hoạch xây dựng NTM điều chỉnh đảm bảo phù hợp với các quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn đã được phê duyệt; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo tính thống nhất giữa các quy hoạch và Đề án đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức trở thành Quận.

2.3.1.2. Nhóm tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng:

a)Về giao thông

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là các công trình giao thông được huyện chỉ đạo quyết liệt theo hướng đồng bộ, hiện đại theo hướng đô thị. Trong năm 2020, huyện tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm: Đường vành đai 3.5, đường đê Tả Đáy kết hợp giao thông, đường ĐH.04 giai đoạn 2, đường ĐH.05 Cát Quế đi Yên Sở, đường ĐH.06. Phối hợp triển khai dự án tuyến đường số 6, 7 quận Hà Đông. Tổ chức triển khi thi công các tuyến đường bao, trục chính và 6 tuyến giao thông khung. Trong đó Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đê tả Đáy kết hợp giao thông sẽ hoàn thành trong tháng 6/2020, đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2020-2025)

- Huyện đang chỉ đạo chỉnh trang các tuyến đường trục huyện để phấn đấu đạt tuyến đường văn minh đô thị các tuyến: Đường Vạn Xuân (Quốc lộ 32), đường vành đai 3.5, đường tỉnh 422, 423, đường Sơn Đồng- Song Phương, đường Lại Yên- Vân Canh... các tuyến trục chính các xã, thị trấn đạt tiêu chí văn minh.

- Năm 2019 UBND huyện đã rà soát lần cuối, chấp thuận cho phép các xã đầu tư 405 tuyến đường giao thông ngõ xóm đạt chuẩn NTM, đồng bộ với hệ thống tiêu thoát nước trong khu dân cư, hình thức đầu tư theo Quyết định số 16 của UBND Thành phố, khi hoàn thành sẽ đảm bảo có 100% tuyến đường giao thông ngõ xóm của huyện đạt chuẩn NTM, kết quả đến nay các xã đã thi công hoàn thành khoảng trên 70% số tuyến được chấp thuận.

b)Về trường học

- Từ năm 2016 đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng mới và mở rộng 33 trường học với tổng kinh phí 1.506 tỷ đồng; đặc biệt đã hoàn thành đầu tư và đưa vào sử dụng trường THPT Hoài Đức C và trường THCS chất lượng cao Nguyễn Văn Huyên. Đến nay toàn huyện có 97 trường(81 trường công lập, 15 trường tư thục và 01 trung tâm GDNN - GDTX), tăng 14 trường so với năm 2015.

- Năm 2019 đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng các dự án đầu tư xây dựng các trường học: Mầm non Đông La, mầm non Lại Yên, mầm non Sơn Đồng, trường THPT Hoài Đức C và trường THCS chất lượng cao Nguyễn Văn Huyên. Tính đến nay, số trường đạt chuẩn Quốc gia của huyện là 55/77 trường, đạt 70,1%, trong đó cấp THCS: 19/22

(86%), cấp Tiểu học: 19/25 (76%), cấp Mầm non: 16/30 (53,3%). Đối với cấp học THPT: Đến nay toàn huyện có 04 trường THPT công lập, trong đó có 02 trường THPT được thành phố công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 50% (Trường PTTH Hoài Đức B và Trường PTTH Vạn Xuân).

- Theo quy định, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao phải đảm bảo 100% các trường Mầm non, Tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia, trong đó có ít nhất 01 cấp trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, do vậy các xã đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2020 phải khẩn trương rà soát, lập hồ sơ đề nghị UBND thành phố xét công nhận trường đạt chuẩn mức độ 2.

c)Về cơ sở vật chất Văn hóa

- Từ năm 2016 đến nay, huyện đã đầu tư nâng cấp, xây dựng mới 105 nhà văn hóa (xây mới 71; nâng cấp 34 nhà văn hóa), đến nay 100% số thôn có nhà văn hóa. Cùng với xây dựng nhà văn hóa thôn, huyện đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp 05 nhà văn hóa trung tâm xã gồm: Xã Lại Yên, Yên Sở, Vân Canh, Đức Thượng, An Khánh.

- Để nâng cao tỷ lệ nhà văn hóa đạt chuẩn, theo tiêu chí Phường, năm 2020 huyện tiếp tục đầu tư xây dựng mới 03 nhà văn hóa với tổng mức đầu tư 15,3 tỷ đồng, nâng cấp cải tạo 09 nhà văn hóa thôn với tổng mức đầu tư 19,8 tỷ đồng và đầu tư xây dựng mới 03 trung tâm thể dục thể thao tại các xã Vân Canh, Song Phương, Yên Sở với tổng mức đầu tư 23,1 tỷ đồng.

- Triển khai đầu tư xây dựng 14 dự án vườn hoa, sân chơi, thể dục thể thao công cộng nhằm tạo cảnh quan khu vực, đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần, vui chơi, thể dục thể thao cho nhân dân trên địa bàn với tổng mức đầu tư 68,1 tỷ đồng trên địa bàn các xã Dương Liễu, Đông La, An Thượng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Côn, An Khánh, Đông La.

d)Về nhà ở nông thôn

- Kinh tế phát triển, nhân dân đã có cuộc sống khá giả và đầu tư xây dựng nhà ở nông thôn, đến nay toàn huyện chủ yếu là nhà kiên cố, không còn nhà tạm, dột nát. Toàn huyện có trên 98,5% hộ có nhà đạt chuẩn của Bộ xây dựng.

đ)Về cơ sở vật chất y tế

- Bệnh viện đa khoa huyện đã nâng số giường bệnh từ 200 đến 300 giường bệnh, phòng khám đa khoa Ngãi cầu đạt 5 giường bệnh (đạt 1,2 giường bệnh/1.000 dân). Toàn huyện có 19/19 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới.

2.3.1.3. Nhóm Tiêu chí về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất:

- Nâng cao giá trị đối với 04 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể gồm: Sản phẩm rau an toàn Tiền Yên, Nhãn chín muộn, phật thủ Đắc Sở, bưởi Quế Dương.

- Tiếp tục phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV duy trì và phát triển mô hình chuỗi sản xuất RAT áp dụng hệ thống giám sát PGS (có sự tham gia của người tiêu dùng, đơn vị tiêu thụ, đơn vị quản lý) tại 40 ha của HTX Phương Bảng, xã Song Phương và tiếp tục duy trì 2 chuỗi PGS tại 40 ha của xã Vân Côn và 31 ha rau của HTX NN Tiền Lệ. Xây dựng mô hình trồng 01 ha nhãn chín muộn theo phương thức hữu cơ tại Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức.

- Về liên kết thiêu thụ nông sản, hiện đã có 03 doanh nghiệp liên kết tiêu thụ rau với nông dân trên địa bàn HTX NN Tiền Lệ, xã Tiền Yên, khối lượng tiêu thụ ước đạt 04 tấn/ ngày, trong đó cung cấp cho 07 trường Mầm non trên địa bàn huyện và một số siêu thị lớn tại Hà Nội. Các sản phẩm nông sản có giá trị, chất lượng cao của huyện như: Rau an toàn Tiền Lệ, Bưởi Đường Quế Dương, Nhãn chín muộn... đã được tiêu thụ tại một số các siêu thị lớn tại Hà Nội (Siêu thị Aone Mall Long Biên, Vinschool, Vinmart…), các tỉnh và được xuất khẩu sang một số nước.

- Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm theo hướng hàng hóa, tập trung đầu tư liên kết tiêu thụ sản phẩm chủ lực của huyện góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, huyện tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội.

- Cùng với phát triển nông nghiệp, các cụm công nghiệp, các làng nghề trên địa bàn huyện được duy trì và phát triển, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh theo chiều hướng tích cực, phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô, trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đến nay trên địa bàn huyện có trên 3.400 doanh nghiệp đang hoạt động và trên 10.155 hộ sản xuất kinh doanh. Các ngành nghề chủ yếu là chế biến nông sản, thực phẩm, cơ khí, dệt may, điêu khắc mỹ nghệ, đồ thờ ,... Công tác xây dựng, củng cố và phát triển làng nghề truyền thống tiếp tục được quan tâm chỉ đạo; các làng nghề hàng năm thu hút, giải quyết việc làm cho trên 44.000 lao động, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, sản phẩm hàng hóa của các làng nghề ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng, ưa chuộng và đã được xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Trong đó sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ, đồ thờ tại làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng đã được công nhận nhãn hiệu tập thể. Huyện đang phối hợp với sở Khoa học-Công nghệ hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định, công nhận nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm miến rong Minh Khai.

2.3.1.4. Nhóm Tiêu chí về Văn hoá - Xã hội - Môi trường:

a)Về giáo dục, y tế

duy trì và giữ vững phổ cập THCS, Tiểu học đạt mức độ 2, cấp học Mầm non giữ vững phổ cập trẻ 5 tuổi. Đảm bảo tỷ lệ xóa mù chữ và chống tái mù chữ theo quy định, tỷ lệ giáo viên vượt chuẩn cấp tiểu học đạt 96%, THCS đạt 82%, Mầm non đạt 63%.

- Đội ngũ giáo viên, quản lý giáo dục tiếp tục được tăng cường, nâng cao chất lượng với trình độ 100% đạt chuẩn; tỷ lệ vượt chuẩn giáo viên Mầm non 77,8%, giáo viên Tiểu học 94,5%, giáo viên Trung học cơ sở 82,5%.

- Duy trì tốt nếp dạy và học, nếp chuyên cần, phòng chống các tệ nạn trong nhà trường; tăng cường công tác kiểm tra các đơn vị trường học, các cơ sở giáo dục ngoài công lập đối với cả ba cấp học, qua kiểm tra cơ bản các đơn vị thực hiện tốt quy chế, các quy định pháp luật. Sự nghiệp giáo dục có nhiều đổi mới, phát triển đồng bộ cả về số lượng và chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em trong huyện. Số trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện 54/77 trường đạt tỷ lệ 70,1%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo tiêu chí mới của Bộ y tế), tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT toàn huyện đạt 95%.

b)Về văn hóa xã hội

- Số hộ đạt gia đình văn hóa đạt 87%, 114/130 thôn, làng văn hóa chiếm 87,7%, 159/200 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt 79,5%, xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới 17/19 xã đạt 89,5%. Công tác tổ chức hoạt động và khai thác công năng sử dụng các nhà văn hóa, khu thể thao rất hiệu quả; các phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục được duy trì đáp ứng nhu cầu giao lưu và rèn luyện sức khỏe của nhân dân. Tiếp tục thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn huyện; tỷ lệ thực hiện hỏa táng người quá cố đạt trên 50,8%.

Phong trào xây dựng thôn, làng văn hóa, gia đình văn hóa ngày càng phát triển sâu rộng. Số hộ đạt gia đình văn hóa đạt 88%, 169/200 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt 84,5%, xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới 19/19 xã đạt 100%.

c)Về Môi trường

- Hoạt động bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Các điểm đen, điểm nóng về môi trường và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được kiểm tra và xử lý kịp thời. Cụ thể:

+Về nước sạch: Đến nay trên địa bàn huyện đã hoàn thành lắp đặt mạng lưới đường ống cấp nước sạch tập trung cho 100% số thôn vùng đồng của các xã, thị trấn; hiện đang triển khai lắp đặt mạng cho các thôn vùng bãi thuộc các xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương. Tỷ lệ hộ dân được lắp đặt đồng hồ, sử dụng nước sạch tập trung đạt khoảng trên 90%. Phấn đấu đến cuối năm 2020 toàn huyện 100% hộ dân được cung cấp và sử dụng nước sạch tập trung.

+Về nước thải:Tiếp tục vận hành có hiệu quả thực hiện xử lý cơ bản nước thải của cụm làng nghề chế biến nông sản 3 xã Minh Khai-Dương Liễu-Cát Quế của trạm xử lý nước thải Cầu Ngà (xã Dương Liễu). Đôn đốc việc đẩy nhanh tiến độ lắp đặt thiết bị, vận hành thử nghiệm máy xử lý nước thải Sơn Đồng trong năm 2020; phối hợp với chủ đầu tư sớm khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải Vân Canh. Tiếp tục đề xuất Thành phố đầu tư 3 trạm xử lý nước thải tại 3 xã Yên Sở, Cát Quế, Vân Côn nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Hoàn thành đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đường giao thông ngõ, xóm đồng bộ giữa đường và hệ thống thu gom nước thải trong khu dân cư đấu nối với hệ thống tiêu chung của xã, đây cũng là yếu tố góp phần giảm ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

+Về rác thải:Trên địa bàn toàn huyện ước tính khối lượng rác phát sinh 01 năm khoảng 60.000 tấn (ước khoảng 165 tấn/ ngày). Đến nay, tình hình thu gom, vận chuyển cơ bản đã ổn định, đảm bảo rác thải được thu gom sạch sẽ, gọn gàng, không để rác thải tồn đọng trong dân, rác thải được vận chuyển ra khỏi địa bàn hàng ngày, tỷ lệ thu gom rác thải trong ngày đạt khoảng 97%.

+Về nghĩa trang nhân dân: Huyện sớm hoàn thiện hồ sơ triển khai đầu tư dự án Nghĩa trang tập trung trên địa bàn huyện Hoài Đức. Duy trì các nghĩa trang nhân dân tại các xã đã thực hiện đô thị hóa như An Khánh, Lại Yên, Vân Canh... đã được xây dựng mới đảm bảo các quy định về môi trường (công viên nghĩa trang), các xã còn lại sẽ được thực hiện đồng bộ trong quá trình phát triển đô thị, trước mắt đã được chỉnh trang, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đặc biệt huyện đã vận động nhân dân nâng cao tỷ lệ người quá cố được hỏa táng đạt 50,8%.

2.3.1.5. Về nâng cao đời sống nông dân

- Cùng với việc phát triển hạ tầng, để nâng cao đời sống vật chất cho người dân, là cơ sở để sớm hoàn thành tiêu chí thu nhập, huyện đã đặc biệt chú ý đến phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, sản xuất theo hướng hàng hóa, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2019 đạt 55 triệu đồng/người/năm. Năm 2020 phấn đấu đạt 62 triệu đồng/người/năm.

- Thực hiện tốt các chương trình, dự án hướng tới giảm nghèo bền vững, cải thiện điều kiện sống, nâng cao mức sống cho nhân dân, đến cuối năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện còn 0,05%. Đến hết quý III năm 2020 huyện đã hoàn thành tiêu chí hộ nghèo (không còn hộ nghèo).

- Ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020, trong đó kinh phí cho Chương trình MTQG dạy nghề được giao là 2.592 triệu đồng.

- Triển khai thực hiện hiệu quả chủ đề năm “Phát huy sức mạnh của cả hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)