9. KẾT CẤU CỦA LUẬN
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua nhờ sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc, sự cố gắng của cán bộ nhân viên trong việc hạn chế rủi ro tín dụng tại Co-opBank Long An đã đạt những kết quả sau:
Đối với tỷ lệ nợ xấu: Chất lượng tín dụng tiếp tục duy trì ở mức độ an toàn với tỷ lệ nợ xấu qua các năm < 2%, điều này là do chi nhánh đã chú trọng củng cố, nâng cao, chất lượng tín dụng, xử lý nợ và dư nợ chủ yếu là dư nợ hộ sản xuất nên an toàn vốn hơn, các khoản nợ xấu phát sinh của những năm trước đã được xử lý cơ bản.
Song song với việc tăng cường dư nợ cho vay tốt và nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh cũng rất quan tâm tới việc xử lý NQH, tất cả các khoản NQH đều
được rà soát và phân tích những khó khăn thuận lợi để tìm ra các biện pháp xử lý cho phù hợp nhất. Chi nhánh đã ngày càng thực hiện tốt việc thu hồi NQH, nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro.
Chi nhánh đã thường xuyên kiểm soát gia tăng dư nợ cho vay trên cơ sở cân đối nguồn vốn gắn liền với việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy trình cho vay ở từng khâu. Thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro dẫn đến khả năng không thu được nợ.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn vay đối với KH, kiểm tra, chấn chỉnh hồ sơ vay, bảo đảm tiền vay, bảo lãnh NH. Thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho KH như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay của KH cũ và mới.
Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ làm nghiệp vụ cho vay được thực hiện theo định kỳ quy định không quá 18 tháng và chương trình kế hoạch chuyển đổi được lập trước, thực hiện chuyển đổi vị trí công việc theo hình thức luân phiên, cuốn chiếu, không gây xáo trộn lớn trong phân công địa bàn, tạo điều kiện để kiểm tra giám sát, nâng cao chất lượng khoản vay.
Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và tăng cường thu hồi nợ đã xử lý rủi ro theo đúng tinh thần chỉ đạo của Co-opBank góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu rủi ro nợ xấu cho chi nhánh. Bên cạnh đó, điều hành tài chính gắn với cho vay trong việc tích cực thu lãi hàng tháng, hạn chế lãi dự thu phát sinh.
Chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc tích cực thu hồi, xử lý nợ xấu. Chi nhánh đã thành lập các tổ xử lý nợ xấu với các chi nhánh trực thuộc có nợ xấu cao, định hướng tăng trưởng cho vay; giao nhiệm vụ quản lý, giám sát, xử lý nợ đến từng thành viên; rà soát các khoản nợ xấu, lập phương án bán các món nợ xấu đủ điều kiện cho VAMC.
Hệ thống chấm điểm cho vay và xếp hạng KH cơ bản đã phản ánh được chất lượng KH. Thực hiện giám sát KH tốt trên chương trình IPCAS. Công tác kiểm soát nội bộ được chú trọng và thực hiện theo kế hoạch đề ra.
Chú trọng đến ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hỗ trợ phân loại nợ nhằm đảm bảo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chính xác; thu thập và theo dõi thông tin KH thường xuyên nhằm phục vụ cung cấp thông tin, phân tích KH để có những quyết định cho vay đúng đắn.
Từ thực tế những mặt đạt được, chi nhánh đã có sự thay đổi để có thể phát triển hoạt động kinh doanh một cách bền vững, góp phần giảm bớt các tổn thất tiềm ẩn có thể xảy ra cho chi nhánh.