Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh long an (Trang 25 - 28)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN

1.3. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân

hàng thương mại

Rủi ro là những biến cố xảy ra ngoài mong đợi trong hoạt động kinh doanh của NHTM, ta không thể loại bỏ được hoàn toàn nhưng có thể nghiên cứu và đưa ra các biện pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu mức độ thiệt hại và quản lý rủi ro đến mức thấp nhất có thể. Muốn dự đoán được rủi ro chính xác nhất thì ngân hàng phải đo lường được rủi ro. Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu mà NH nào cũng áp dụng vì nó có ý ngĩa rất lớn trong quản lý kinh doanh.

Đo lường rủi ro tín dụng là cơ sở để NH xây dựng chính sách cho vay hợp lý, chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng cho từng loại tài sản có và cho từng loại hình cho vay. Các chỉ tiêu dùng để đo lường rủi ro trong hoạt động cho vay (Nguyễn Văn Tiến, 2015).

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Tỷ lệ NQH phản ánh số dư nợ đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Tỷ lệ này cho biết, cứ 100 đồng dư nợ có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động cho vay. Nếu tỉ lệ NQH ở mức cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của NH chưa được hiệu quả, chất lượng cho vay chưa được tốt và ngược lại.

NQH xuất hiện làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các tổ chức cho vay, làm giảm hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả kinh doanh. Đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng cho vay, khả năng kinh doanh cũng như giảm uy tín của NH và khả năng cạnh tranh của NH với các tổ chức cho vay khác. Vì vậy, nếu NQH được kiểm soát chặt chẽ sẽ góp phần làm lành mạnh hóa toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của NH; Do đó các NH phải thường xuyên theo dõi tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ để có các biện pháp xử lý thích hợp nhằm giảm tỷ lệ này.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Theo Điều 6 Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của NHNN. Danh mục cho vay của NHTM được phân loại thành 5 nhóm sau: nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu (Non Performance Loan - NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.

Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng

cho vay của NH. Tỷ lệ này càng cao cho thấy rủi ro tín dụng của NH càng lớn và ngược lại. Do vậy đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng rủi ro tín dụng của NHTM. Hiện nay, Chính phủ, NHNN đã và đang thực hiện Đề án Tái cấu trúc NH để đưa nợ xấu của hệ thống NH dưới 3% theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ

Nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn: là các khoản nợ mà NH khó có khả năng thu hồi được; đối với những khoản nợ nhóm 5 các NHTM thường phải tiến hành các biện pháp xử lý như sử dụng quỹ dự phòng rủi ro… mà quỹ dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí hoạt động của NH. Do đó tỷ lệ này càng tăng thì NH càng phải đối mặt với tình trạng tăng chi phí, giảm lợi nhuận, suy giảm năng lực tài chính, thậm chí là nguy cơ phá sản nếu như NH không còn khả năng bù đắp những khoản nợ này. Vì vậy, NH cần có những biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện bán tài sản để thu hồi nợ.

Các chỉ tiêu đo lường khả năng bù đắp rủi ro

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD

Trích lập DPRR cho vay là biện pháp NH sử dụng để ghi nhận tổn thất các khoản vay đã cấp cho KH. Có hai loại dự phòng là dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng chung được trích lập cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ. Dự phòng cụ thể được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50%,100%.

Chỉ số này càng cao cho thấy chi phí trích lập DPRR cho vay cao, chất lượng cho vay của NH đang có dấu hiệu xấu đi và khả năng thu hồi nợ thấp.

Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Chỉ số này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của NH, qua đó cho biết NH có thể sử dụng bao nhiêu đồng DPRR để bù đắp cho một đồng nợ xấu. Chỉ số này càng cao thể hiện khả năng chịu đựng của NH khi có nguy cơ rủi ro của các khoản dư nợ cho vay xấu xảy ra.

Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng khác

Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ cho biết, trong 100 đồng cho vay thì NH thu được bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ của NH từ việc cho KH vay. Hệ số thu nợ cao cho thấy việc thu nợ đang tiến triển tốt, RRTD thấp và ngược lại.

Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn cho vay của NH, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của NH đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh long an (Trang 25 - 28)