Mối quan hệ giữa ngân hàng Hợp tác xã với hệ thống Quỹ tín dụng nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh long an (Trang 36 - 38)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN

2.1.3. Mối quan hệ giữa ngân hàng Hợp tác xã với hệ thống Quỹ tín dụng nhân

dân

Điều hoà vốn trong hệ thống QTDND. Co-opBank có chức năng rất quan trọng

nhằm giữ cho hệ thống QTDND hoạt động ổn định, vững chắc đó là thực hiện điều hoà vốn trong hệ thống. Để thực hiện chức năng này, Co-opBank nhận tiền gửi từ các QTDND thành viên thừa vốn và cho vay các QTDND thành viên thiếu vốn với cơ chế điều hoà vốn linh hoạt, lãi suất điều hoà phù hợp, hợp lý; Qua đó tạo thành một vòng tuần hoàn vốn khép kín trong hệ thống, phát huy được sức mạnh của từng thành viên cũng như của cả hệ thống QTDND. Bên cạnh đó, Co-opBank còn huy động tiền gửi tạm thời nhàn rỗi trong thị trường dân cư, huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng, vay vốn dự án, nhận vốn tài trợ từ các tổ chức trong nước và quốc tế để tăng cường năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động, phát triển sản phẩm dịch vụ và thực hiện tốt chức năng điều hoà vốn, hỗ trợ các QTDND thành viên. Vì vậy, Co-opBank chính là tổ chức đầu mối liên kết kinh tế quan trọng nhất trong quá trình phát triển mô

hình QTDND cũng như mô hình TCTD là hợp tác xã ở Việt Nam hay ở bất kỳ quốc gia nào có phát triển loại hình TCTD này. Với vị thế là Ngân hàng đầu mối của hệ thống QTDND và có quy mô hoạt động cấp quốc gia, năng lực tài chính lớn và đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Co-opBank có điều kiện tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến để nghiên cứu, triển khai và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cho các QTDND thành viên nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thành viên QTDND nói riêng cũng như của nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực nông thôn nói chung.

Hỗ trợ khả năng thanh khoản kịp thời cho các QTDND thành viên trong những trường hợp cần thiết. Do QTDND là loại hình TCTD hợp tác hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay đối với các thành viên ở khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi mặt bằng kinh tế còn thấp, sản xuất, kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro (do phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan như thời vụ, thiên tai, giá cả…); Trong khi đó quy mô hoạt động và năng lực tài chính của các QTDND thường nhỏ bé, trình độ của đội ngũ cán bộ và nhân viên còn hạn chế. Vì vậy, QTDND là loại hình TCTD thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro nhất và cũng dễ xảy ra đổ vỡ nhất so với các loại hình TCTD khác. Không chỉ có vậy, do hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng là lĩnh vực rất nhạy cảm, chịu tác động rất lớn bởi các yếu tố tâm lý, thông tin và nhiều nhân tố ảnh hưởng khách quan, chủ quan khác nên khi đối mặt với những nguy cơ đổ vỡ, việc khắc phục đưa QTDND trở lại hoạt động bình thường gặp rất nhiều khó khăn.

Thực hiện tốt vai trò đầu mối liên kết phát triển hệ thống đối với các QTDND thành viên. Lịch sử phát triển mô hình QTDND hoặc mô hình TCTD là HTX đã cho thấy trong hệ thống này thì các QTDND (QTDND Cơ sở hiện nay) là loại hình ra đời sớm nhất và cũng là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng để hỗ trợ các thành viên (là các chủ thể hoạt động kinh tế riêng biệt) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của riêng họ. Đây chính là mục tiêu cơ bản và lâu dài mà các thành viên mong muốn khi cùng nhau góp vốn thành lập QTDND. Trong cơ chế liên kết hệ thống này, Co-opBank hoạt động theo nguyên tắc không cạnh tranh mà hỗ trợ cho các QTDND thành viên nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nhằm phục vụ thành viên của QTDND ngày một tốt hơn, qua đó, nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của từng QTDND cũng như toàn hệ thống. Mặt khác, với tư

cách là tổ chức Ngân hàng đầu mối của toàn hệ thống QTDND, Co-opBank có trách nhiệm cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tư vấn nghiệp vụ, lưu trữ thông tin dữ liệu chung, đào tạo nguồn nhân lực cho các QTDND thành viên; Qua đó hỗ trợ cho các QTDND quán triệt nguyên tắc Hợp tác xã và mục tiêu hỗ trợ thành viên, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của từng QTDND cũng như của cả hệ thống. Không chỉ có vậy, một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động của Co-opBank là việc bảo đảm an toàn cho hoạt động của các QTDND. Để thực hiện được mục tiêunày, các Điều 44 và 45 của Thông tư số 31/2012/TTNHNN “Quy định về Co-opBank” đã quy định Co-opBank có trách nhiệm: quản lý tiền gửi điều hòa vốn của hệ thống QTDND; Kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ, việc thực hiện các quy định về an toàn của QTDND; Kiểm toán, hướng dẫn và hỗ trợ kiểm toán nội bộ của các QTDND thành viên; Có ý kiến tham gia về phương án nhân sự của QTDND trước khi QTDND tiến hành bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Giám đốc QTDND; Tham gia xử lý đối với QTDND thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh long an (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)