Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh long an (Trang 51 - 53)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN

2.2.3. Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ

Bảng 2.12. Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ cho vay tại Co-opBank Long An giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: Triệu đồng

Tổng dư nợ nhóm 3 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nợ nhóm 5 Số tiền 1,498 1,458 1,497 Số tiền tăng/giảm - (40) 39 Tăng/giảm (%) - -2.67% 2.67% Nợ nhóm 5/ Tổng dư nợ 0.53% 0.44% 0.32% Nguồn: Co-opBank Long An giai đoạn 2016 - 2018

Số liệu tại bảng 2.12 cho thấy tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tương đối cao, đến cuối năm 2016 chiếm 0.53% so với tổng dư nợ với số dư nợ 1,498 triệu đồng. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh xuống còn 0.32% so với tổng dư nợ với số dư nợ 1,497 triệu đồng.

Khoản nợ này theo quy định hiện hành phải được trích lập dự phòng rủi ro 100% giá trị khoản nợ sau khi khấu trừ đi phần giá trị tài sản bảo đảm theo tỷ lệ. Nếu tài sản bảo đảm sụt giá hoặc khó chuyển nhượng trong thời gian ngắn thì khả năng tài chính của NH sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp do phải trích lập dự phòng rủi ro.

Điều này được thể hiện rõ qua số dự phòng rủi ro phải trích lập hàng năm. Năm 2016, dự phòng rủi ro phải trích lập là 2,549 triệu đồng và đến năm 2018 giảm còn 1,541 triệu đồng. Qua bảng số liệu 2.13 cho thấy, bình quân hàng năm Co-opBank

Long An phải sử dụng 1,957 triệu đồng vào năm 2016, 825 triệu đồng năm 2017, 187 triệu đồng vào 2018 để bổ sung vào Quỹ dự phòng rủi ro và được ghi nhận vào chi phí, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của NH. Hay nói cách khác rủi ro tín dụng có tác động lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Do vậy nên việc quan tâm giải quyết các khoản nợ nhóm 5 với các giải pháp tích cực là hết sức cần thiết để giảm tổn thất về tài chính cho NH, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh đó còn có những khoản nợ đã xử lý rủi ro nhưng chưa thu được từ các năm trước, cụ thể năm 2016 là 119 triệu đồng, năm 2017 là 368 triệu đồng và năm 2018 là 338 triệu đồng. Hàng năm, Co-opBank đều giao kế hoạch để thu hồi nợ đối với dư nợ đã xử lý rủi ro. Việc thu hồi những khoản nợ này là nhiệm vụ vô cùng khó khăn mà chi nhánh phải thực hiện trong thời gian tới.

Nhìn chung, qua phân tích NQH, nợ xấu của Co-opBank Long An giai đoạn 2016 – 2018 cho thấy số lượng và tỷ lệ NQH, nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, nhưng trên thực tế các con số NQH vẫn chưa được thể hiện chính xác, nguyên nhân là do Co-opBank Long An đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho KH.

Bảng 2.13. Số liệu trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tại Co-opBank Long An giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Dự phòng phải trích lập trong năm 2,549 1,797 1.541 -752 -1,795 DPRR thực trích lập trong năm 1.957 825 887 -1 0 Nợ nhóm 5 1,498 1,458 1,497 -40 39 Xử lý rủi ro 1,377 1,335 1,342 -42 7 Dư nợ xử lý rủi ro 1,379 1,090 1,159 -289 69 Trong đó: Nợ không có khả

năng thu hồi 119 368 338 249 -30

Nguồn: Co-opBank Long An giai đoạn 2016 - 2018

Như vậy dư nợ được cơ cấu chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng dư nợ. Nếu các khoản nợ này không được cơ cấu thì tỷ lệ NQH nói chung và tỷ lệ nợ xấu nói

riêng trên thực tế sẽ rất cao, không chỉ làm cho chi phí trích lập dự phòng rủi ro ngày càng tăng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi vốn. Từ đó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Đây là điều mà Chi nhánh hết sức lưu ý, phải có các biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản nợ được cơ cấu, để hạn chế tối đa việc phát sinh NQH, nợ xấu sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh long an (Trang 51 - 53)