8. Cấu trúc của đề tài
1.2.2.3. Thanh tra, kiểm tra trong công tác Văn thư
Thanh tra được hiểu là việc xem xét, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về một lĩnh vực nhất định của các cá nhân, đơn vị trong tổ chức đó. Việc thanh tra do người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì Kiểm tra là việc “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” 1
Như vậy, thanh tra, kiểm tra trong công tác Văn thư chính là việc xem xét, đánh giá tình hình thực tế việc thực hiện các quy định của nhà nước về công tác Văn thư của các cá nhân, đơn vị trong tổ chức theo một trình tự và thủ tục pháp luật quy định.
Mọi lĩnh vực đều cần triển khai công tác thanh tra, kiểm tra thì hoạt động quản lý mới thực sự chặt chẽ. Trong công tác Văn thư cũng như vậy. Đối với mỗi cơ quan, tổ chức, sau khi hướng dẫn nghiệp vụ công tác Văn thư thì việc thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa là để nhìn nhận cũng như đánh giá được những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện công tác này. Các nhà lãnh đạo sẽ có cái nhìn khái quát hơn về tình hình công tác Văn thư của cơ quan, tạo tiền đề để thực hiện công tác thi đua khen thưởng cũng như xử lý những sai phạm liên quan đến công tác Văn thư.
Đối với mỗi cá nhân, đơn vị, việc thanh tra kiểm tra giúp họ có ý thức hơn trong việc chấp hành những quy định của nhà nước và những quy định của cơ quan về công tác Văn thư. Mặt khác, mỗi đợt thanh tra, kiểm tra của cơ quan cũng là dịp để họ nhìn nhận lại những mặt đang còn thiếu xót của mình để sửa chữa nhằm hoàn thiện hơn công tác Văn thư của cơ quan.