8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước 3
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang
Với Đề án chiền lược kinh doanh giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Agribank có nhiều thay đổi trong chỉ đạo điều hành nói chung, trong hoạt
động huy động tiền gửi nói riêng; từ đó tác động đến hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang.
2.2.1. Thực trạng về nguồn vốn huy động
Nhận thức được yếu tố quan trọng của vốn huy động trong hoạt động ngân hàng, những năm trở lại đây nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang đều tăng trưởng mạnh. Việc tăng trưởng vốn huy động này được tăng đều qua đủ các kênh huy động từ tiền gửi cá nhân, tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi tổ chức kinh tế đến tiền gửi của các TCTD trên địa bàn.
2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Với sự nỗ lực hết mình trong công tác huy động vốn, qua 3 năm 2017, năm 2018 và năm 2019 nguồn vốn huy động nội tệ tăng liên tục, năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động ngoại tệ (USD) lại liên tục giảm.
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: Triệu đồng, %/năm Số tuyệt đối Tỷ lệ tăng trưởng Số tuyệt đối Tỷ lệ tăng trưởng 1 Huy động nội tệ 359.995 408.302 441.804 48.307 13,42 33.502 8,21 2 Huy động ngoại tệ (USD) 8.281 6.059 2.726 -2.222 -26,83 -3.333 -55,01 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 STT Tiêu chí Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang các năm 2017, 2018, 2019)
+ Đối với nguồn vốn huy động nội tệ:
Năm 2017, tổng nguồn vốn huy động là 359.995 triệu đồng, tăng 40.205 triệu
đồng so với năm 2016, với tỷ lệ tăng trưởng là 12,57%.
Năm 2018, tổng nguồn vốn huy động là 408.302 triệu đồng, tăng 48.307 triệu
đồng so với năm 2017, với tỷ lệ tăng trưởng là 13,42%.
Năm 2019, tổng nguồn vốn huy động là 441.804 triệu đồng, tăng 33.502 triệu
đồng so với năm 2018, với tỷ lệ tăng trưởng là 8,21%.
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, tuy nguồn vốn huy động nội tệ tăng trưởng cao qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng không đều. Nguyên nhân là do tình hình cạnh tranh huy động vốn ngày càng gay gắt. Các NHTM trên địa bàn không ngừng
đa dạng hoá sản phẩm huy động, nâng cao lãi suất, sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng giao dịch. Mặt khác, trước năm 2017, trên địa bàn huyện Tân Phước chỉ có 02 ngân hàng thương mại, nhưng đến đầu năm 2018, số lượng ngân hàng thương mại là 04 ngân hàng, mức cạnh tranh ngày càng cao.
+ Đối với nguồn vốn huy động ngoại tệ (USD):
Nguồn vốn huy động ngoại tệ (USD) giảm mạnh qua các năm. Nguyên nhân do vào ngày 17/12/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số
dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân. Khách hàng nhận thấy suất sinh lợi từ chênh lệch tỷ giá kém nên rút tiền gửi, chuyển sang các kênh đầu tư hiệu quả hơn như kinh doanh bất động sản, vàng hay gửi tiết kiệm bằng Việt Nam đồng.
2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động
• Phân loại theo loại tiền gửi
Vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn gần như tuyệt đối trong tổng nguồn vốn huy động, trên 99%. Sở dĩ có điều này là do chi nhánh hoạt động trên địa bàn nông thôn, các đối tượng khách hàng chính là cá nhân, tổ chức trong nước và lãi suất huy động bằng VNĐ luôn cao hơn lãi suất huy động bằng ngoại tệ nên đây cũng là một hạn chế trong huy động tiền gửi bằng ngoại tệ tại chi nhánh.
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: Triệu đồng, %
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1 Huy động nội tệ 359.995 99,95 408.302 99,97 444.804 99,99 2 Huy động ngoại tệ quy đổi
VND 188 0,05 140 0,03 63 0,01
Tổng nguồn vốn huy động 360.183 100 408.442 100 444.867 100
Năn 2017 Năn 2018 Năn 2019
STT Tiêu chí
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang các năm 2017, 2018, 2019)
• Phân loại theo kỳ hạn gửi
Do nguồn vốn huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất bé trong tổng nguồn vốn huy động nên chỉ tập trung phân tích nguồn vốn huy động nội tệ.
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn gửi giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: Triệu đồng, % Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Không kỳ hạn 48.692 13,53 68.051 16,67 58.120 13,07 2 Có kỳ hạn dưới 12 tháng 209.112 58,09 224.062 54,88 241.298 54,25 3 Có kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 tháng 99.607 27,67 112.785 27,62 141.843 31,89 4 Có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 2.584 0,72 3.404 0,83 3.543 0,80 Tổng cộng 359.995 100 408.302 100 444.804 100 STT Tiêu chí Năn 2017 Năn 2018 Năn 2019
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang các năm 2017, 2018, 2019)
Qua bảng 2.3 ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ năm 2017 đến năm 2019 thì tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (luôn trên 50%) nhưng lại giảm dần qua các năm. Thay vào đó, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng
đến dưới 24 tháng lại tăng với tốc độ cao. Nhìn vào vấn đề này ta có thể thấy nghịch lý bởi lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng sẽ cao hơn lãi suất huy
động tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Tăng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng sẽ
tăng lãi suất huy động, tăng chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, điều này
được giải thích là do chi nhánh đã chủ động cơ cấu lại tỷ trọng các loại tiền gửi trong tổng nguồn vốn huy động để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn khi Agribank chuẩn bị áp dụng cách tính hiệu quả hoạt động theo dãy kỳ hạn. Khi đó, nguồn vốn huy động từng loại kỳ hạn tiền gửi sẽ được sử dụng để cấp tín dụng tương ứng với từng loại kỳ hạn vay. Nếu không chủđộng cơ cấu lại tỷ trọng từng loại kỳ hạn tiền gửi, chi nhánh sẽ phải sử dụng vốn vay từ chi nhánh cấp trên và phải trả phí sử dụng vốn cao, ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của đơn vị.
Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối nhưng có sự biến động qua các năm, đa số là nguồn tiền lương nằm trong tài khoản thanh toán của khách hàng.
• Phân loại theo loại huy động
Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại huy động giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: Triệu đồng, % Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Tiền gửi các TCTD 23 0,01 45 0,01 17 0,00 2 Tiền gửi của KBNN 15.000 4,17 25.043 6,13 1.156 0,26 3 Tiền gửi các TCKT 1.045 0,29 1.498 0,37 3.067 0,69 4 Tiền gửi dân cư 343.927 95,54 381.716 93,49 440.564 99,05 Tổng cộng 359.995 100 408.302 100 444.804 100 STT Tiêu chí Năn 2017 Năn 2018 Năn 2019
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang các năm 2017, 2018, 2019)
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh từ năm 2017 đến năm 2019 thì tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 93%. Đây chính là nguồn vốn huy
động chủ lực lâu dài và bền vững trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, tiền gửi từ
dân cư luôn được chi nhánh chú trọng, là trọng tâm trong định hướng phát triển của chi nhánh bằng các chính sách thu hút khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ
thông qua các chiến lược tiếp thị rộng rãi trên địa bàn.
Đứng theo sau nguồn vốn huy động từ tiền gửi của dân cư là tiền gửi Kho bạc Nhà nước. Tiếp đến là tiền gửi các tổ chức kinh tế và cuối cùng là tiền gửi các tổ
chức tín dụng. Hiện tại, Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã ký hợp đồng với Kho bạc Nhà nước tỉnh Tiền Giang, theo đó, Kho bạc nhà nước các huyện luôn duy trì số dư tiền gửi tài khoản thanh toán cố định từng thời kỳ tại Agribank các chi nhánh huyện.
2.2.1.3. Thị phần huy động vốn trên địa bàn
Biểu đồ 2.1: Thị phần huy động vốn của Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của UBND huyện Tân Phước các năm 2017, 2018, 2019)
Thị phần nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang giảm dần qua các năm. Nguyên nhân do mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt. Nếu như trước năm 2017, trên địa bàn huyện Tân Phước chỉ có 02 ngân hàng thương mại thì đến đầu năm 2018, số lượng ngân hàng thương mại là 04 ngân hàng, mức cạnh tranh ngày càng cao. Điều này đòi hỏi Ban lãnh đạo chi nhánh phải có các giải pháp, chính sách giải quyết kịp thời nhằm giữ khách hàng cũng như tiếp cận, phát triển khách hàng mới.
2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng
Bảng 2.5: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: Triệu đồng, % Số tuyệt đối Tỷ lệ tăng trưởng Số tuyệt đối Tỷ lệ tăng trưởng 1 Tổng dư nợ 692.173 728.380 813.852 36.207 5,23 85.472 11,73 So sánh 2019/2018 STT Tiêu chí Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang các năm 2017, 2018, 2019)
Qua bảng 2.5 ta thấy dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng trưởng dần qua các năm. Cao nhất là năm 2019 với tỷ lệ 11,73%.
Năm 2017 dư nợ tăng 50.718 triệu đồng (tỉ lệ tăng 7,91% so với năm 2016); năm 2018 dư nợ tăng 36.207 triệu đồng (tỉ lệ tăng 5,23% so với năm 2017); năm 2019 dư nợ tăng 85.472 triệu đồng (tỉ lệ tăng 11,73% so với năm 2018). Năm 2019, về số tuyệt đối và tỷ lệ tăng dư nợđều cao hơn so với 02 năm trước. Do tình hình kinh tế tại địa phương những tháng đầu năm 2019 ổn định, giá cả mặt hàng nông sản tương đối cao, thu nhập cao hơn so với các năm trước, người dân đã mạnh dạn vay vốn đểđầu tư sản xuất, kinh doanh. Cuối năm 2019 do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó, với điều kiện tình hình kinh tế xã hội tại địa phương như hiện tại, đòi hỏi Ban lãnh đạo chi nhánh phải có các giải pháp phù hợp, nhanh chóng, kịp thời để tăng trưởng dư nợ ổn định, đảm bảo tăng thu nhập cho đơn vị.
• Phân theo thời hạn cho vay
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng phân theo thời gian giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: Triệu đồng, %
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1 Cho vay ngắn hạn 269.505 38,94 299.998 41,19 347.158 42,66 2 Cho vay trung hạn 330.866 47,80 353.223 48,49 388.223 47,70 3 Cho vay dài hạn 91.802 13,26 75.159 10,32 78.471 9,64
Tổng cộng 692.173 100 728.380 100 813.852 100
STT Tiêu chí Năn 2017 Năn 2018 Năn 2019
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang các năm 2017, 2018, 2019)
Qua số liệu tại bảng 2.6, ta nhận thấy tỉ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn tăng dần qua các năm. Năm 2017, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỉ lệ 38,94%/ tổng dư nợ,
đến năm 2019, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỉ lệ 42,66%/ tổng dư nợ cho vay. Trong khi đó, dư nợ cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng tương đối ổn định từ 47,70
đến 48,49%. Tỉ lệ dư nợ cho vay dài hạn lại giảm dần tỉ trọng trong cơ cấu tổng dư
nợ. Năm 2017, dư nợ cho vay dài hạn chiếm tỉ lệ là 13,26% trên tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2019, tỉ lệ này giảm còn 9,64% trên tổng dư nợ cho vay. Nguyên nhân giảm là do phương tiện vận tải bằng ghe, sà lan đã bão hòa do đó chi nhánh đã hạn chế cho vay các đối tượng này.
Tỉ lệ cho vay trung dài hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh. Tuy sẽ mang lại phần thu nhập cao hơn so với cho vay ngắn hạn, nhưng về
lâu dài lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc khác, chi nhánh cũng phải huy động và duy trì một lượng tiền gửi có kỳ hạn dài để cho vay tương ứng với cách tính thu nhập theo dãy kỳ hạn. Điều này đòi hỏi chi nhánh phải có những chính sách, giải pháp phù hợp để thực hiện lâu dài.
• Phân theo mục đích vay
Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng phân theo mục đích vay giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: Triệu đồng, %
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1 Cho vay SXKD 614.650 88,80 645.928 88,68 720.742 88,56 2 Cho vay tiêu dùng 77.523 11,20 82.452 11,32 93.110 11,44
Tổng cộng 692.173 100 728.380 100 813.852 100
STT Tiêu chí Năn 2017 Năn 2018 Năn 2019
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang các năm 2017, 2018, 2019)
Cho vay sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay và có sự tăng trưởng qua các năm. Trong giai đoạn 2017 – 2019, cho vay sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng rất cao, luôn trên 88% nhưng giảm dần qua các năm. Trong khi đó cho vay tiêu dùng chiếm tỉ trọng thấp, dưới 12% và có xu hướng tăng dần. Nguyên nhân do từ năm 2017 đến năm 2019, chi nhánh đã thực hiện cơ
cấu lại đối tượng đầu tư. Căn cứ vào định suất đầu tư từng đối tượng cũng như
nguồn trả nợ vay, chi nhánh thực hiện cho vay tiêu dùng đối với các khoản vượt
định suất đầu tư, vừa đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, vừa nâng lãi suất đầu ra,
góp phần tăng tài chính cho đơn vị.
2.2.2.3. Thị phần tín dụng
Biểu đồ 2.2: Thị phần cho vay của Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của UBND huyện Tân Phước các năm 2017, 2018, 2019)
Thị phần tín dụng của chi nhánh trên địa bàn giảm dần qua các năm. Việc giảm thị phần đến từ cả hai nguyên nhân khách quan và chủ quan:
- Nguyên nhân khách quan là do mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt. Nếu như trước năm 2017, trên địa bàn huyện Tân Phước chỉ có 02 ngân hàng thương mại thì đến đầu năm 2018, số lượng ngân hàng thương mại là 04 ngân hàng, mức cạnh tranh ngày càng cao. Mặc khác các NHTM khác đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn với các chính sách tín dụng mở rộng, đầy ưu đãi cho khách hàng.
- Nguyên nhân chủ quan đối với việc giảm thị phần tín dụng trong giai đoạn trên là từ chính sách tín dụng của Agribank rất thận trọng trong việc thẩm định, định giá tài sản thế chấp. Chi nhánh vẫn phải định giá tài sản thế chấp là quyền sử dụng
đất theo mức giá quy định của UBND tỉnh Tiền Giang, trong khi đó, các NHTM khác định giá tài sản theo giá thị trường, giá trị tài sản thế chấp cao hơn và mức cho vay cũng cao hơn. Hiện tại, theo quy định của Agribank, chi nhánh vẫn được phép cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản, tuy nhiên tối đa đến 300 triệu đồng.
2.2.2.4. Chất lượng nợ cho vay
Bảng 2.8: Chất lượng nợ cho vay giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: Triệu đồng, % Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng