8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước 3
2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng 34
Bảng 2.5: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: Triệu đồng, % Số tuyệt đối Tỷ lệ tăng trưởng Số tuyệt đối Tỷ lệ tăng trưởng 1 Tổng dư nợ 692.173 728.380 813.852 36.207 5,23 85.472 11,73 So sánh 2019/2018 STT Tiêu chí Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang các năm 2017, 2018, 2019)
Qua bảng 2.5 ta thấy dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng trưởng dần qua các năm. Cao nhất là năm 2019 với tỷ lệ 11,73%.
Năm 2017 dư nợ tăng 50.718 triệu đồng (tỉ lệ tăng 7,91% so với năm 2016); năm 2018 dư nợ tăng 36.207 triệu đồng (tỉ lệ tăng 5,23% so với năm 2017); năm 2019 dư nợ tăng 85.472 triệu đồng (tỉ lệ tăng 11,73% so với năm 2018). Năm 2019, về số tuyệt đối và tỷ lệ tăng dư nợđều cao hơn so với 02 năm trước. Do tình hình kinh tế tại địa phương những tháng đầu năm 2019 ổn định, giá cả mặt hàng nông sản tương đối cao, thu nhập cao hơn so với các năm trước, người dân đã mạnh dạn vay vốn đểđầu tư sản xuất, kinh doanh. Cuối năm 2019 do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó, với điều kiện tình hình kinh tế xã hội tại địa phương như hiện tại, đòi hỏi Ban lãnh đạo chi nhánh phải có các giải pháp phù hợp, nhanh chóng, kịp thời để tăng trưởng dư nợ ổn định, đảm bảo tăng thu nhập cho đơn vị.
• Phân theo thời hạn cho vay
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng phân theo thời gian giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: Triệu đồng, %
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1 Cho vay ngắn hạn 269.505 38,94 299.998 41,19 347.158 42,66 2 Cho vay trung hạn 330.866 47,80 353.223 48,49 388.223 47,70 3 Cho vay dài hạn 91.802 13,26 75.159 10,32 78.471 9,64
Tổng cộng 692.173 100 728.380 100 813.852 100
STT Tiêu chí Năn 2017 Năn 2018 Năn 2019
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang các năm 2017, 2018, 2019)
Qua số liệu tại bảng 2.6, ta nhận thấy tỉ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn tăng dần qua các năm. Năm 2017, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỉ lệ 38,94%/ tổng dư nợ,
đến năm 2019, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỉ lệ 42,66%/ tổng dư nợ cho vay. Trong khi đó, dư nợ cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng tương đối ổn định từ 47,70
đến 48,49%. Tỉ lệ dư nợ cho vay dài hạn lại giảm dần tỉ trọng trong cơ cấu tổng dư
nợ. Năm 2017, dư nợ cho vay dài hạn chiếm tỉ lệ là 13,26% trên tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2019, tỉ lệ này giảm còn 9,64% trên tổng dư nợ cho vay. Nguyên nhân giảm là do phương tiện vận tải bằng ghe, sà lan đã bão hòa do đó chi nhánh đã hạn chế cho vay các đối tượng này.
Tỉ lệ cho vay trung dài hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh. Tuy sẽ mang lại phần thu nhập cao hơn so với cho vay ngắn hạn, nhưng về
lâu dài lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc khác, chi nhánh cũng phải huy động và duy trì một lượng tiền gửi có kỳ hạn dài để cho vay tương ứng với cách tính thu nhập theo dãy kỳ hạn. Điều này đòi hỏi chi nhánh phải có những chính sách, giải pháp phù hợp để thực hiện lâu dài.
• Phân theo mục đích vay
Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng phân theo mục đích vay giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: Triệu đồng, %
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1 Cho vay SXKD 614.650 88,80 645.928 88,68 720.742 88,56 2 Cho vay tiêu dùng 77.523 11,20 82.452 11,32 93.110 11,44
Tổng cộng 692.173 100 728.380 100 813.852 100
STT Tiêu chí Năn 2017 Năn 2018 Năn 2019
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang các năm 2017, 2018, 2019)
Cho vay sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay và có sự tăng trưởng qua các năm. Trong giai đoạn 2017 – 2019, cho vay sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng rất cao, luôn trên 88% nhưng giảm dần qua các năm. Trong khi đó cho vay tiêu dùng chiếm tỉ trọng thấp, dưới 12% và có xu hướng tăng dần. Nguyên nhân do từ năm 2017 đến năm 2019, chi nhánh đã thực hiện cơ
cấu lại đối tượng đầu tư. Căn cứ vào định suất đầu tư từng đối tượng cũng như
nguồn trả nợ vay, chi nhánh thực hiện cho vay tiêu dùng đối với các khoản vượt
định suất đầu tư, vừa đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, vừa nâng lãi suất đầu ra,
góp phần tăng tài chính cho đơn vị.
2.2.2.3. Thị phần tín dụng
Biểu đồ 2.2: Thị phần cho vay của Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của UBND huyện Tân Phước các năm 2017, 2018, 2019)
Thị phần tín dụng của chi nhánh trên địa bàn giảm dần qua các năm. Việc giảm thị phần đến từ cả hai nguyên nhân khách quan và chủ quan:
- Nguyên nhân khách quan là do mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt. Nếu như trước năm 2017, trên địa bàn huyện Tân Phước chỉ có 02 ngân hàng thương mại thì đến đầu năm 2018, số lượng ngân hàng thương mại là 04 ngân hàng, mức cạnh tranh ngày càng cao. Mặc khác các NHTM khác đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn với các chính sách tín dụng mở rộng, đầy ưu đãi cho khách hàng.
- Nguyên nhân chủ quan đối với việc giảm thị phần tín dụng trong giai đoạn trên là từ chính sách tín dụng của Agribank rất thận trọng trong việc thẩm định, định giá tài sản thế chấp. Chi nhánh vẫn phải định giá tài sản thế chấp là quyền sử dụng
đất theo mức giá quy định của UBND tỉnh Tiền Giang, trong khi đó, các NHTM khác định giá tài sản theo giá thị trường, giá trị tài sản thế chấp cao hơn và mức cho vay cũng cao hơn. Hiện tại, theo quy định của Agribank, chi nhánh vẫn được phép cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản, tuy nhiên tối đa đến 300 triệu đồng.
2.2.2.4. Chất lượng nợ cho vay
Bảng 2.8: Chất lượng nợ cho vay giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: Triệu đồng, % Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Nợđủ tiêu chuẩn 685.129 98,98 718.013 98,58 806.752 99,13 2 Nợ cần chú ý 6.008 0,87 8.830 1,21 5.973 0,73 3 Nợ xấu 1.036 0,15 1.537 0,21 1.127 0,14 Tổng cộng 692.173 100 728.380 100 813.852 100 STT Tiêu chí Năn 2017 Năn 2018 Năn 2019
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang các năm 2017, 2018, 2019)
Dù hoạt động tín dụng tăng trưởng rất cao nhưng với sự chỉđạo gắt gao, cũng như thường xuyên kiểm tra các món vay nên chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo từđó tỷ lệ nợ xấu thấp, tỷ lệ trích lập dự phòng thấp giúp tăng tài chính đơn vị.
Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang không
đều trong 03 năm gần đây. Năm 2018, tỉ lệ nợ xấu cao so với năm 2017 và 2019, số
tuyệt đối 1.537 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,21%. Trong cơ cấu dư nợ xấu, dư nợ cho vay lĩnh vực trồng khóm và thanh long chiếm đa số. Nguyên nhân là do giá cả nông sản biến động năm 2018 làm cho nông dân gặp nhiều khó khăn, khách hàng không có nguồn thu trả nợ dẫn đến nợ xấu tăng và tăng cao nhất là trong năm 2018. Đến năm 2019 do giá cảổn định trở lại nên tỷ lệ nợ cần chú ý và nợ xấu đều giảm so với các năm trước.
Tuy nhiên, đối với Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang việc đảm bảo tỉ lệ nợ xấu dưới 0,2% là rất thành công. Để đạt được thành quả như
trên là do Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang cho chủ tương quy định về tài sản
đảm bảo. Chi nhánh chấp nhận tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản, hạn chế
nhận bằng động sản và không nhận thế chấp bằng máy móc, thiết bị. Bên cạnh đó là sự chỉ đạo của Trụ sở chính khi đất nông nghiệp chỉ được định giá thế chấp theo quy định của Nhà nước, mà cụ thể là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định từng thời kỳ. Ngoài ra, là sự chỉđạo quyết liệt, sâu sát của Ban giám đốc chi nhánh như:
- Tổ chức rà soát chất lượng tín dụng của Chi nhánh để đánh giá việc chấp hành các quy định, quy trình nghiệp vụ về cấp tín dụng tại chi nhánh, các phòng giao dịch trực thuộc, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, thiếu sót, vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng…
- Thường xuyên chỉđạo kiểm soát và xử lý nợ xấu,hoạt động rà soát, cảnh báo về các khách hàng có nguy cơ chuyển nợ xấu theo thông tin CIC; chỉđạo các phòng nghiệp vụ tổ chức rà soát, phân tích và xây dựng phương án xử lý nợ xấu; triển khai các biện pháp về kiểm soát nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro theo văn bản của Tổng Giám
đốc Agribank, Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang; bổ sung, chỉnh sửa thông tin TSBĐ theo yêu cầu của CIC… nhằm ngăn ngừa nợ xấu phát sinh.
- Phân công phụ trách, chỉđạo các phòng nghiệp vụ tăng cường xử lý thu hồi nợ xấu, nợđã XLRR, nợđã bán cho VAMC, kịp thời xử lý những khó khăn vướng mắc; triển khai các giải pháp tăng cường thu hồi nợ, quản lý, theo dõi đối với các
khoản nợ sau xử lý; xây dựng Phương án xử lý khoản vay, tài sản bảo đảm.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc theo Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội trong xử lý tài sản các tổ chức tín dụng từđó hạn chế nợ
xấu phát sinh.