8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước 3
3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Nam – Chi nhánh tỉnh Tiền Giang
Cần nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có: thực hiện theo dõi, đánh giá, so sánh tiện ích sản phẩm; thường xuyên rà soát, đánh giá hệ thống, quy trình thực hiện sản phẩm và việc thực hiện cung ứng sản phẩm dịch vụ tới khách hàng trên các kênh phân phối. Trên cơ sởđó kịp thời có biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có đồng thời đề xuất loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả.
Trên cơ sở khai thác thế mạnh về mạng lưới, công nghệ thông tin, tiếp tục nghiên cứu, phát triển, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tiện ích đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách hàng. Đề xuất bổ sung thêm những tính năng để gia tăng tiện ích cho khách hàng như vấn tin lãi suất tiền gửi tiết kiệm, vấn tin số dư tiết kiệm, tăng
hạn mức chuyển khoản, … qua kênh Mobile Banking, hoàn thiện các tính năng giao dịch qua Internet banking như chuyển khoản, gửi tiết kiệm online và những tiện ích khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ Agribank trên thị
trường. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại, ổn định. Thường xuyên kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng kịp thời thay bổ sung khi cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định trong mọi trường hợp.
Cần phải thực hiện phân đoạn khách hàng để đưa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp với các đối tượng khách hàng tiền gửi, đặc điểm các vùng, miền, xây dựng chính sách ưu đãi về lãi suất, khuyến mãi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm huy động vốn, gia tăng tiện ích cho sản phẩm huy động vốn, bán chéo sản phẩm, …
Cần nghiên cứu triển khai các gói tín dụng phù hợp cho từng đối tượng khách hàng. Xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ kết hợp chặt chẽ giữa cho vay - thanh toán - huy động vốn và các dịch vụ tiện ích khác như Mobile Banking, Internet Banking…; các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp theo nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng tổ chức.
Thường xuyên rà soát, đánh giá phí dịch vụ so với các ngân hàng khác nhằm ban hành biểu phí dịch vụ linh hoạt, cạnh tranh. Đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để
thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh.
Rà soát lại quy trình, thủ tục, chứng từ giao dịch, chương trình liên quan trong giao dịch để có những kiến nghị chỉnh sửa kịp thời nhằm thực hiện giao dịch một cách nhanh nhất, không gây phiền hà cho khách hàng. Thường xuyên kiểm soát, rà soát quy trình tín dụng. Bên cạnh phải đảm bảo quy trình chặt chẽ, hạn chế rủi ro mà còn phải thủ tục đơn giản để thúc đẩy doanh nghiệp vay vốn.
Tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp với ngân hàng thực hiện xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ quá hạn.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra quy trình, quy chế hoạt động để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động. Tổ chức các hoạt động phong trào về nghiệp vụ ngân hàng từđó có chính sách khen thưởng, tuyên dương đối với những cán bộ có thành tích tốt.
Thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn nghiệp vụđể cập nhật những nghiệp vụ mới cũng như là ôn lại các nghiệp vụ trong hoạt động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, luận văn đã trình bày một số định hướng phát triển trong thời gian sắp tới của Agribank Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Đồng thời dựa trên những tồn tại, hạn chế của chương 2 tác giả đã trình bày một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Agribank chi nhánh Tân Phước, tỉnh Tiền Giang trong thời gian sắp tới.
KẾT LUẬN
Với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế kinh tế thị
trường và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam đã làm cho môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình để tồn tại, phát triển và Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước Tiền Giang cũng không nằm ngoài mục tiêu này. Với mục đích nghiên cứu để tìm ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước Tiền Giang, luận văn đã đạt được những nội dung sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh, các nhân tố tác động, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM.
Thứ hai, trong việc đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang, luận văn còn rút ra được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang.
Thứ ba, trên cơ sở định hướng và mục tiêu đề ra của Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang với những quan điểm nhất quán về vấn đề hiệu quả, luận văn đã đề xuất một số các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2020 – 2025.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình Quản trị kinh doanh ngân hàng II, Nhà
xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[3] Nguyễn Đăng Dờn (2012), Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông.
[4] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013.
[5] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 18 tháng 03 năm 2014.
[6] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/NHNN quy định về
hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài
đối với khách hàng, ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016, có hiệu lực ngày 15 tháng 03 năm 2017.
[7] Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Tân Phước, huyện Tiền Giang (2017 – 2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2017, 2018, 2019.
[8] Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2019), Quy định về cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank, ban hành theo QĐ
số 1225/QĐ-NHNo-TD của Tổng Giám đốc Agribank, ban hành ngày
18/06/2019.
[9] Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ban hành ngày
[10] Quốc hội (2017), Luật Các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ban hành
ngày 20 tháng 11 năm 2017.
[11] Quốc hội (2017), Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ban hành ngày 21 tháng 06 năm 2017.
[12] Nguyễn Văn Tiến (2005), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống kê.
[13] Nguyễn Văn Tiến (2003), “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống kê.
[14] Lê Văn Tư (2005), “Quản trị Ngân hàng Thương mại”, NXB Tài chính.
[15] Báo cáo tổng kết năm của UBND huyện Tân Phước các năm 2017, 2018, 2019.