8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước 3
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 52
Một là, tình hình cạnh tranh trên địa bàn ngày càng diễn ra gay gắt. Các NHTM liên tục mở rộng thị trường, thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch trên
địa bàn huyện, qua đó chi nhánh bị chia sẻ thị phần, khách hàng có thêm nhiều lựa chọn, chuyển qua các NHTM khác quan hệ, giao dịch.
Hai là, tình hình kinh tế xã hội của địa phương trong các năm qua gặp nhiều khó khăn như dịch bệnh trên vật nuôi: bò bị lở mồm long móng, dịch tả lợn Châu Phi... nông sản giá cả không ổn định đã làm ảnh hưởng lớn đến sức đầu tư tín dụng của chi nhánh, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng, suy yếu tài chính, nguy cơ phát sinh nợ xấu.
Ba là, công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng chưa được quan tâm hàng
đầu nên chi phí đầu tư cho công nghệ của các ngân hàng rất lớn bởi vì phát triển công nghệ sẽ mang lại nhiều tiện tích trong các sản phẩm dịch vụ. Hiện tại, Agribank chưa phát huy được hết thế mạnh do đó chưa thu hút được hết khách hàng
đến với ngân hàng cũng làm ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh. Cụ thể như, dịch vụ Internet Banking tại hệ thống Agribank chỉ dừng lại
ở việc vấn tin số dư tài khoản, chưa cập nhật được các chức năng chính của nó là giao dịch qua mạng.
Khách hàng của Agribank chủ yếu là nông dân ít có kiến thức về công nghệ
nên mức độ sử dụng sản phẩm dịch vụ còn thấp. Chi nhánh cần tăng cường công tác tiếp thị, cũng như truyền bá, hướng dẫn, tổ chức các chương trình tặng quà khi
khách hàng giới thiệu cho khách hàng khác sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng để thấy được tiện ích từđó tham gia sử dụng sản phẩm dịch vụ.
Bốn là, hoạt động tín dụng chủ yếu là cho vay phục vụ sản suất nông nghiệp nên hoạt động kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của Cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn khi các chứng từ chứng minh không phải là hóa đơn giá trị gia tăng mà chủ yếu là bảng kê thu mua nông sản. Bên cạnh đó, lượng khách hàng nhỏ lẻ nhiều nhưng số lượng cán bộ tín dụng hạn chế gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trực tiếp
đi kiểm tra sử dụng mục đích vay những món dư nợ ít.
Năm là: Chi phí hoạt động còn cao do Agribank chủ yếu phục nông dân, cho vay các món nhỏ lẻ, lượng khách hàng đông nên chi phí văn phòng phẩm rất cao. Ngoài ra vì Agribank là NHTM 100% vốn nhà nước nên thường xuyên được thanh tra, kiểm tra. Nên chi phí tiếp khách là vấn đề nan giải.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ cơ sở lý luận của Chương 1, tác giảđã phân tích hoạt động kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2017 – 2019. Qua đó, đánh giá được những thành công đạt được như: dư nợ cho vay, huy
động vốn, thu phí dịch vụ, các chỉ số tăng trưởng, cơ cấu thu nhập, chi phí tăng trưởng qua các năm, hình ảnh và thương hiệu của Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang về quy mô, chất lượng, nhiệt tình, thân thiện được đi vào lòng người nhiều hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thì cũng vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: huy động vốn chưa cao, thu phí dịch vụ còn thấp, thị phần có xu hướng giảm… Đó chính là những hạn chế đòi hỏi Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang cần có giải pháp khắc phục trong chương 3.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN
TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG