Mức độ hài lòng và sự cần thiết của kỹ nănggiao tiếp đối với cán

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức trong công tác tiếp dân tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thuộc UBND huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 44 - 46)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.4.2. Mức độ hài lòng và sự cần thiết của kỹ nănggiao tiếp đối với cán

2.4.2.1. Mức độ hài lòng về kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức

Qua khảo sát, kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2.6. Đánh giá mức độ hài lòng về kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức trong công tác tiếp dân

-CBCC Rất hài lòng: 0/7 phiếu (0%) -CBCC Hài lòng: 7/7 phiếu (100%) -CBCC Không hài lòng: 0/7 phiếu (0%)

-CBCC Không thể chấp nhận được: 0/7 phiếu ( 0%)

-Công dân Rất hài lòng: 3/80 phiếu (~4%)

-Công dân Hài lòng: 68/80 phiếu (85%)

- Công dân Không hài lòng: 8/80 phiếu (10%)

- Công dân Không thể chấp nhận được: 1/80 (~1%)

Mức độ hài lòng của người dân là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả giải quyết công việc, cũng như quá trình giao tiếp của CBCC. Theo đánh giá qua khảo sát, thì hầu hết người dân đạt được mức độ rất hài lòng chưa cao, phần lớn những người được khảo sát chỉ trả lời ở mức độ hài lòng, tỷ lệ người dân không hài lòng chiếm 10%,người dân không thể chấp nhận

0% 100% 0% 0% Đánh giá của CBCC Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng 4% 85% 10% 1%

Đánh giá của công dân

Rất hài lòng

Hài lòng

được chỉ chiếm ~1%, số 1% người dân này cho biết qua quá trình giao tiếp không những mục đích của họ không đạt được mà còn tăng thêm sự bức xúc. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng trên qua phản ánh của người dân như: Mục đích ban đầu của người dân đề qua quá cao, người CBCC tỏ thái độ bàng quan, thiếu quan tâm đến vấn đề của họ hoặc cách giải quyết, ứng xử của CBCC gây cho người dân những khó khăn, hoặc cảm giác khó chịu, chẳng hạn như: giải thích sơ sài theo kiểu “cho xong chuyện”, người dân được hướng dẫn tới nhiều nơi, gặp nhiều người nhưng không thu được kết quả như ý muốn…

2.4.2.2. Sự cần thiết của kỹ năng giao tiếp đối với cán bộ công chức

Qua khảo sát, mức độ đánh giá về sự cần thiết của kỹ năng giao tiếp đối với CBCC được thể hiện như sau:

Biểu đồ 2.7. Đánh giá sự cần thiết của kỹ năng giao tiếp đối với cán bộ công chức

Theo CBCC:

-Rất cần thiết: 2/7 phiếu (~ 29%) -Cần thiết: 5/7 phiếu (~ 71%) - Không cần thiết: 0/7 phiếu (0%)

Theo công dân:

-Rất cần thiết: 53/80 phiếu ( ~66%) - Cần thiết: 25/80 phiếu (~ 31%) - Không cần thiết: 2/80 (~3%) 29% 71% 0% Đánh giá của CBCC Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 66% 31% 4%

Đánh giá của côngdân

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Qua biểu đồ trên cho thấy, 100% CBCC thấy kỹ năng giao tiếp đối với CBCC là rất cần thiết và cần thiết. 97% công dân thấy được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với CBCC.

Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng đối với CBCC nói chung và đối với CBCC bộ phận một cửa, một cửa liên thông thuộc UBND huyện Thanh Oai nói riêng. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp CBCC hoàn thiện bản thân mình hơn, tạo được lòng tin ở người dân, xóa tan cái nhìn tiêu cực từ người dân đối với CBCC, xứng đáng là “công bộc” của dân, xây dựng “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”.

2.5. Đánh giá chung về kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức trong giao tiếp với công dân

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức trong công tác tiếp dân tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thuộc UBND huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)