7. Cấu trúc của khóa luận
2.6.1. Nguyên nhân khách quan
Cán bộ công chức chưa được quán triệt sâu sắc về văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử, những tiêu chuẩn chung đối với một CBCC khi giao tiếp với nhân dân trong môi trường làm việc của nền hành chính hiện đại; nội dung và hình thức tuyên truyền còn mang tính lý thuyết, chưa cụ thể hóa vào công việc của mỗi đơn vị tại UBND huyện Thanh Oai. Vì vậy, nhận thức của CBCC về vai trò của giao tiếp hiệu quả đối với hiệu quả, năng suất công việc cũng như tạo lòng tin cho nhân dân vào CBCC bộ phận một cửa, một cửa liên thông nói riêng và UBND nói chung chưa sâu sắc. Do đó, để cải thiện hình ảnh người CBCC trong thời kỳ mới cần nâng cao nhận thức của họ về kỹ năng giao tiếp hành chính đối với CBCC.
Cán bộ công chức ít được tiếp xúc với những môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại; đồng thời do điều kiện kinh tế, xã hội huyện Thanh Oai còn nhiều khó khăn, thiếuthốn nhiều phương tiện; sự quan tâm đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp bị hạn chế, cũng như chưa tạo cho CBCC những điều kiện thuận lợi để có thể tự tìm tòi, học hỏi nâng cao kỹ năng hành chính nói chung và kỹ năng giao tiếp hành chính nói riêng.
Hầu như đội ngũ CBCC đều chưa qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước, ít CBCC được đào tạo chính quy; CBCC tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông cũng chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp. Hoặc những nội dung liên quan đến kỹ năng giao tiếp mà CBCC có
cơ hội tiếp xúc trong các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ còn quá sơ sài, lại nặng về lý thuyết, thiếu thực tế nên khó ứng dụng.
Do chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống nên CBCC hầu như đều mang tâm lý của người có quyền, tâm lý “quan trên” hoặc muốn tạo khoảng cách giữa nhân dân, theo quan điểm của nhiều CBCC là để để thể hiện sự uy nghiêm; Mặt khác, trong nhận thức của hầu hết CBCC vẫn coi đây là vấn đề bình thường. Vì vậy, quy luật lây lan tâm lý tác động làm nguyên nhân này ảnh hưởng tới nhiều CBCC dẫn đến những mặt hạn chế trong kỹ năng giao tiếp không chỉ xuất hiện ở vài người mà ở hầu hết các CBCC tại UBND huyện Thanh Oai và là thực trạng chung của đội ngũ CBCC nước ta hiện nay.Điều kiện kinh tế của nhiều CBCC khó khăn, lương không đủ chi tiêu, công việc nhiều khiến cho họ không quan tâm đến nâng cao kỹ năng giao tiếp. Vì áp lực “cơm - áo - gạo - tiền”, khiến tinh thần không thoải mái làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc đặc biệt là hiệu quả quá trình giao tiếp.
Cơ chế khen thưởng, kỷ luật đối với CBCC chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, ít xét đến quy tắc ứng xử của CBCC với nhân dân vì không có cơ sở, cách đánh giá rõ ràng cho tiêu chí này.
Cơ chế giám sát chưa cụ thể, chặt chẽ, chưa có chương trình giám sát về thái độ phục vụ, quy tắc ứng xử xủa CBCC khi giao tiếp với công dân, giám sát còn mang tính hình thức, tâm lý cả nể. Chưa có cơ chế thuận lợi để các tổ chức đoàn thể và nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với thái độ, ứng xử của CBCC khi giao tiếp với công dân trong quá trình giải quyết công việc.
Nguyên nhân từ phía người dân: Một số người dân có tâm lý đòi hỏi quyền lợi hơn là nghĩa vụ, tạo áp lực cho CBCC, có lối ứng xử thiếu văn hoá… gây mất thiện cảm đối với CBCC.