Những yếu tố cơ bản tác động đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 34 - 37)

7. Kết cấu luận văn

1.3.4. Những yếu tố cơ bản tác động đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền

nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số

1.3.4.1. Yếu tố chủ quan

Có nhiều yếu tố chủ quan tác động đến QLNN về GNBV đối với các DTTS, nhưng trong khuôn khổ của Luận văn tác giả đề cập đến 3 yếu tố cơ bản sau đây:

Một là, hoạt động của bộ máy QLNN về chính sách GNBV của chính quyền địa phương

Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 [34]; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019 [32] thì chính quyền địa phương ở Việt Nam được chia thành 3 cấp: tỉnh, huyện và xã. Để triển khai thực hiện Chương trình MTQG GNBV Chính phủ đã thống nhất tổ chức bộ máy QLNN thực hiện từ Trung ương đến cấp xã. Ở Trung ương có Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG, ở cấp tỉnh và cấp huyện có Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG, ở cấp xã có Ban Giảm nghèo. BCĐ các cấp có nhiệm vụ tham mưu UBND cùng cấp tổ chức thực hiện chính sách GNBV trên địa bàn. Hiệu quả của các hoạt động QLNN về GNBV nói chung và GNBV đối với DTTS nói riêng phụ thuộc vào khâu tổ chức bộ máy và hoạt động của BCĐ các cấp.

Hai là, tính công khai, minh bạch của chính quyền địa phương

Việc cụ thể hóa các chính GNBV của các cơ quan Trung ương và tổ chức triển khai thực hiện của các cấp chính quyền địa phương cần phải được công khai, minh bạch để người dân được biết, thực hiện và tham gia giám sát. Đối với cấp tỉnh và cấp huyện việc công khai, minh bạch chính sách GNBV thực hiện kịp thời qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình, báo chí, tài liệu truyền thông và tổ chức hội nghị phổ biến đến

đông đảo CBCC cấp xã, thôn. Ở cấp xã thông thường công tác này triển khai chậm, vì những nguyên nhân như: cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính; tổ chức họp phổ biến chính sách và biện pháp tổ chức thực hiện đến các thôn; sau đó các thôn rà soát đối tượng có đủ điều kiện thụ hưởng và tổ chức họp bình xét, công khai, minh bạch tại cơ sở.

Tuy nhiên, trên thực tế ở nhiều nơi tính công khai, minh bạch chưa thật sự được cấp xã thực hiện tốt, hiệu quả chưa cao, do ảnh hưởng của một số yếu tố như: trưởng thôn tổ chức thực hiện chưa đảm bảo tính dân chủ, còn ưu tiên cho người thân trong việc bình xét, thụ hưởng chính sách; một số hộ nghèo DTTS có hoàn cảnh khó khăn ở vùng xa chưa tiếp cận được chính sách do thiếu thông tin. Trong khi đó bộ máy chính quyền cấp xã chưa thực hiện tốt khâu kiểm tra, giám sát, đánh giá.

Ba là, kiểm soát tham nhũng

Kiểm soát tham nhũng là một khâu quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn trong QLNN về GNBV, nó góp phần phản ánh hiệu quả của quản lý và thực hiện chính sách. Làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng thì hiệu qủa thực hiện chính sách và công tác quản lý cao hơn, được minh bạch và người dân tin tưởng hơn vào chính quyền. Ngược lại, ở địa phương nào không kiểm soát được tham nhũng thì hiệu quả của chính sách và công tác QLNN về GNBV thấp, xẩy ra tình trạng khiếu kiện, mất dân chủ, người dân giảm niềm tin vào chính quyền.

1.3.4.2. Yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan tác động bởi các yếu tố cơ bản sau: - Về kinh tế:

Trong quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện về nguồn lực cho XĐGN, ngược lại XĐGN góp phần ổn định và bền vững cho tăng trưởng kinh tế. Tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển các DTTS miền núi tiến kịp miền xuôi, làm cho đồng bào các

DTTS ngày càng được hưởng đầy đủ những quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Mục tiêu của QLNN về GNBV đối với các DTTS là phát triển KT-XH một cách toàn diện và bền vững; rút ngắn khoảng cách chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộc, giữa các vùng, miền. Trong đó phát triển kinh tế sẽ tạo ra nguồn lực cơ sở vật chất đầu tư, hỗ trợ phát triển KT-XH đối với các DTTS. Trong thời gian qua cho thấy, ở những giai đoạn kinh tế đất nước phát triển thì nguồn lực tài chính được quan tâm đầu tư cho các DTTS, mục tiêu QLNN đối với các DTTS về GNBV dễ dàng thực hiện. Ngược lại, ở những giai đoạn KT-XH đất nước khó khăn thì nguồn lực hỗ trợ cho các DTTS hạn chế, làm cho mục tiêu QLNN về GNBV đối với các DTTS cũng khó đạt được.

- Về chính trị, an ninh, trật tự

Môi trường chính trị, xã hội và đói nghèo có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi môi trường chính trị ổn định, tiến bộ sẽ là môi trường ổn định để phát triển KT-XH, các nhà đầu tư sẽ yên tâm đầu tư, phát triển kinh tế, đóng thuế cho Nhà nước. Đây là nguồn lực cho đầu tư, hỗ trợ GNBV, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Thực tế tại Việt Nam trong thời gian qua tại nhiều vùng DTTS tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, lôi kéo người nghèo và các đối tượng yếu thế tham gia (như ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ), đã ảnh hưởng đến mục tiêu QLNN nói chung và QLNN về GNBV nói riêng. Để giải quyết vấn đề đó, Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách can thiệp, một trong những biện pháp chủ yếu đó là đầu tư nguồn lực cho chính sách GNBV vùng DTTS.

- Về văn hóa, phong tục tập quán

Văn hóa xã hội, phong tục tập quán vùng DTTS có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả QLNN về GNBV. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, các dân tộc đều bình đẳng về chính trị, kinh tế, pháp luật; nhưng mỗi dân tộc đều có văn hóa riêng (phong tục, tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng, truyền thống...) mà Nhà nước phải công nhận và bảo tồn những giá trị tích cực. Chính vì vậy,

để đạt được mục tiêu của QLNN về GNBV đối với các DTTS thì trong quá trình thực hiện cần phải gắn với văn hóa, phong tục tập quán của từng dân tộc.

- Vị trí địa lý và con người

Các DTTS ở Việt Nam chủ yếu sinh sống ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đây là những vùng có địa lý cách trở, đi lại khó khăn, xa trung tâm, xa đô thị; điểm xuất phát và trình độ dân trí thấp; mức độ phát triển KT-XH chậm; tỷ lệ hộ nghèo cao; phong tục tập quán phần lớn còn lạc hậu; nhận thức của người dân còn hạn chế... dễ bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động, gây mất đoàn kết dân tộc. Do đó, QLNN về GNBV đối với các DTTS thường khó khăn, phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)