Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 29 - 34)

7. Kết cấu luận văn

1.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

Hoạt động QLNN về GNBV do các cơ quan QLNN tiến hành gồm nhiều nội dung khác nhau, trong đó chủ yến tập trung vào:

Một là, ban hành các quy định, chương trình, kế hoạch nhằm xác định khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động giảm nghèo bền vững

Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật là một nội dung quan trọng trong QLNN đối với bất kỳ ngành, lĩnh vực nào, trong đó có QLNN về GNBV. Thông qua việc ban hành các quy định Nhà nước xác lập hành lang pháp lý để điều chỉnh các quan hệ, hành vi trong từng hoạt động

GNBV và hình thành căn cứ, cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả, đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Hệ thống quy định về hoạt động GNBV tạo cơ chế quản lý phù hợp để cơ quan thường trực chương trình và các cơ quan quản lý các hợp phần của chương trình ở các cấp có đủ thẩm quyền, đủ năng lực và điều kiện để quản lý chương trình. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch, mục tiêu về GNBV là khâu không thể thiếu trong hoạt động QLNN đối với hoạt động GNBV. Trên cơ sở khung chương trình, kế hoạch quốc gia, các cấp chính quyền địa phương căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện của địa phương mình để cụ thể hóa và thực hiện.

Chủ trương, định hướng về giảm nghèo nhanh và bền vững đã được Đảng và Nhà nước ban hành trong thời gian qua như Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững đến năm 2020, Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo... đã xác lập khung pháp lý cần thiết trong lĩnh vực giảm nghèo bền vững trên phạm vi quốc gia. Trên cơ sở đó các cơ chế, chính sách tài chính cụ thể phục vụ công tác xóa đói giảm nghèo được ban hành theo từng lĩnh vực cụ thể như:

- Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung:

+ Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo;

+ Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo; + Hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng; + Hỗ trợ về nhà ở;

+ Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý; + Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin;

- Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù:

+ Hộ nghèo, người nghèo DTTS; hộ nghèo, người nghèo sinh sống ở huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu tiên như: hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; hỗ trợ lương

thực; hỗ trợ về lãi suất đối với hộ nghèo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; mở rộng chính sách cử tuyển đối với học sinh thuộc hộ gia đình sinh sống ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; xây dựng chính sách học bổng cho con em hộ nghèo DTTS ở các địa bàn đặc biệt khó khăn học đại học; ưu tiên hỗ trợ nhà văn hóa cộng đồng, đưa thông tin về cơ sở, trợ giúp pháp lý miễn phí đối với đồng bào DTTS ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; xây dựng dự án bảo tồn đối với các nhóm dân tộc ít người, dự án định canh định cư để hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn (thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai).

+ Tiếp tục và mở rộng thực hiện các chính sách ưu đãi đối với huyện nghèo, xã nghèo;

+ Các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và các chương trình khác phải tập trung các hoạt động và nguồn lực ưu tiên đầu tư trước cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các địa bàn này [10].

Các chủ trương, chính sách này các địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện) căn cứ vào đặc thù của địa phương cụ thể hóa các chính sách để triển khai trên địa bàn, nhất là đối với các địa phương có nhiều người DTTS.

Hai là, tuyên truyền, vận động các dân tộc thiểu số thực hiện chính sách giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình

Tuyên tuyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về GNBV rộng rãi đến các DTTS để họ nắm bắt được kịp thời, đầy đủ bản chất, ý nghĩa của chính sách, từ đó tham gia có trách nhiệm với cộng đồng trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo của Nhà nước.

Căn cứ vào nội dung của chính sách giảm nghèo từng thời kỳ và đặc trưng của từng DTTS để các cấp, các ngành, các Tổ chức CT-XH, các địa phương tổ chức các hình thức tuyên truyền, vận động người dân tham gia chính sách GNBV theo các hình thức khác nhau. Trong đó, tập trung tuyên truyền, vận động người dân các DTTS vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo thay đổi tập quán lạc hậu, chuyển biến nhận thức và khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo; tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách hỗ trợ của Nhà nước,

cùng với cộng đồng chăm lo lao động sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Kết hợp vai trò của Già làng, Người có uy tín trong đồng bào DTTS để truyền đạt kinh nghiệm những mô hình hiệu quả, tấm gương trong lao động, sản xuất vươn lên thoát nghèo, vươn lên thành hộ có thu nhập khá và làm giàu chính đáng.

Bên cạnh việc truyên truyền, vận động người nghèo tham gia lao động, sản xuất vươn lên thoát nghèo, các ngành, các cấp và địa phương kết hợp kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, các mạnh thường quân và người dân ủng hộ Quỹ vì người nghèo các cấp để có thêm nguồn lực thực hiện chính sách GNBV và nâng cao ý thức cộng đồng trong việc chung tay hỗ trợ người nghèo, nhất là đối với người DTTS nghèo ở vùng sâu, vùng xa.

Ba là, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước thực hiện giảm nghèo bền vững

Bộ máy QLNN về chính sách GNBV và công tác dân tộc có vai trò quan trọng trong nội dung QLNN về GNBV. Hiện nay trong hệ thống cơ quan Hành chính nhà nước có nhiều cơ quan tham gia thực hiện chính sách GNBV đối với DTTS, trong đó nòng cốt là ngành Lao động - TB&XH các cấp và cơ quan phụ trách công tác dân tộc ở Trung ương (Ủy ban Dân tộc), tỉnh (Ban Dân tộc), huyện (Phòng Dân tộc). Trong đó, ngành Lao động - TB&XH là cơ quan Thường trực về chương trình GNBV; ngành Dân tộc tham gia thực hiện một số chương trình, dự án đặc trưng đối với vùng DTTS như xây dựng cơ sở hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên người DTTS; các dự án cấp nước sinh hoạt và hỗ trợ sản xuất... Để thực hiện có hiệu quả chính sách và tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ đòi hỏi các cấp phải phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan rõ ràng, hợp lý, khoa học; đồng thời tuyển dụng, bố trí cán bộ, công chức thực thi chính sách GNBV, công tác dân tộc có năng lực, tâm huyết. Chú ý ưu tiên CBCC người DTTS, nhưng phải là những người có đủ trình độ, năng lực và tâm huyết. Tránh trường hợp ở nhiều

địa phương còn có quan niệm: cơ quan phụ trách công tác dân tộc là bố trí chủ yếu cán bộ công chức là người DTTS, trong đó nhiều người còn hạn chế về năng lực, dẫn đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ thấp, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chính sách và mục tiêu của Chương trình.

Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Đội ngũ CBCC đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định và tổ chức triển khai thực hiện chính sách GNBV nói chung và trong vùng DTTS nói riêng. Yêu cầu đặt ra là phải bố trí đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đội ngũ CBCC. Do đó đào tạo và bồi dưỡng CBCC là yêu cầu đặt ra thường xuyên để đảm bảo chất lượng CBCC trong quá trình công tác cũng như tổ chức triển khai thực hiện chính sách dân tộc, chính sách GNBV. Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ QLNN cần phải chú trọng đến bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác xã hội, văn hóa truyền thống, tiếng nói của người DTTS... để đội ngũ CBCC thấu hiểu hơn về văn hóa, tập quán người DTTS, từ đó hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn chính sách GNBV đối với người DTTS.

Năm là, thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá

Nội dung hoạt động QLNN nói chung và QLNN về GNBV đối với DTTS nói riêng có nhiều khâu, trong đó công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá là rất quan trọng. Nhằm phát hiện kịp thời, thấy được những thuận lợi, kết quả đạt được để biểu dương, nhân rộng cũng như thấy được những khó khăn, tồn tại, hạn chế, sai phạm để điều chỉnh, khắc phục hoặc xử lý trong quá trình quản lý. Hoạt động này diễn ra ở các khâu từ việc định hướng, ban hành chính sách và tổ chức thực hiện chính sách. Chủ thể tham gia gồm có Thanh tra nhà nước, Thanh tra chuyên ngành; Kiểm tra của Đảng; giám sát, đánh giá của Quốc hội, HĐND và các tổ chức CT-XH các cấp và của người dân.

Hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá phụ thuộc vào khâu tổ chức thực hiện của chủ thể, khi thực hiện một cách bài bản, có kế hoạch cụ thể, khoa học, khách quan và trách nhiệm, tâm huyết của đội ngũ

CBCC có thẩm quyền. Các điều kiện phục vụ cho công tác này cũng cần được coi trọng như: bố trí đầy đủ, hợp lý về thời gian, nhân lực, kinh phí, phương tiện, công cụ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)