Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 50 - 54)

7. Kết cấu luận văn

2.3.2. Những hạn chế

- Hạn chế về việc tuyên tuyền vận động và sự tham gia của cộng đồng các DTTS vào thực hiện chính sách GNBV:

Các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện chương trình GNBV ở vùng DTTS của các cơ quan chuyên môn, các ngành, các cấp trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, chủ yếu tập trung về hình thức, mang tính chung chung; thiếu phương pháp cụ thể để tác động trực tiếp đến nhận thức, chuyển biến đối với người DTTS nghèo theo phương châm “Cầm tay chỉ việc”. Địa bàn người DTTS sinh sống tập trung ở vùng xa, địa hình đồi núi cách trở ảnh hưởng đến hiệu quả truyên truyền, vận động người DTTS thay đổi hủ tục, chăm lo lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Bên cạnh đó, DTTS ở huyện Di Linh chủ yếu là người dân tộc K’ Ho gốc Tây Nguyên, có phong tục tập quán riêng, tính cộng đồng được đánh giá thấp hơn những DTTS khác cùng sinh sống tại địa phương như: Thái, Mường, Tày, Nùng... nên việc huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư vùng DTTS tham gia giúp đỡ người nghèo rất khó khăn [52].

Mặt bằng trình độ dân trí người DTTS ở Di Linh còn thấp, nhất là đối với người nghèo; tập quán bám trụ làng bản còn cao, kết hợp với điều kiện thiên nhiên ưu đãi (khí hậu mát quanh năm) nên người DTTS gốc Tây Nguyên ở huyện Di Linh chủ yếu sinh sống tại chỗ, ít di chuyển ra các tỉnh, huyện khác

làm ăn, sinh sống, giao lưu văn hóa (tỷ lệ ở bảng hỏi chỉ có 5,90 % hộ gia đình có người đi làm ăn xa và 84,72 % hộ ko muốn có người đi làm ăn xa trong thời gian tới). Do đó, hạn chế trong việc tiếp cận, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Thái độ trông chờ, ỷ lại chính sách hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận không nhỏ người DTTS, nhất là đối với các hộ nghèo DTTS là cản trở lớn đối với việc thực hiện chính sách kinh tế, xã hội nói chung và chính sách GNBV nói riêng (tỷ lệ 96,88 % người đại diện cho hộ nghèo được hỏi mong muốn trong thời gian tới tiếp tục được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước).

-Hạn chế về tổ chức bộ máy cơ quan Quản lý nhà nước về Giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số cấp huyện:

Hiện nay UBND huyện Di Linh có 13 cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, giúp UBND huyện thực hiện các hoạt động QLNN trên địa bàn. Lĩnh vực GNBV có nhiều cơ quan tham gia thực hiện các chương trình, dự án về GNBV, trong đó Phòng Lao động - TB&XH là cơ quan Thường trực, Phòng Dân tộc cũng trực tiếp tham gia và phối hợp tham gia các chính sách, chương trình, dự án về GNBV đối với người DTTS như: xây dựng cơ sở hạ tầng; thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo DTTS vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; chi trả trợ cấp cho học sinh, sinh viên, hộ nghèo người nghèo DTTS và công tác tổng hợp, báo cáo về các chính sách trên. Điều đó đã nảy sinh ra tình trạng chồng chéo, bất cập trong việc thực hiện chính sách GNBV đối với người DTTS nói riêng và các hoạt động QLNN về DTTS nói chung. Trong khi đó, Phòng Dân tộc có 2/3 số lượng công chức là người DTTS, trình độ, năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác. Do vậy việc tham mưu, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách hiệu quả chưa cao.

Các Tổ chức CT-XH huyện và ở cấp xã bên cạnh chức năng tuyên truyền, vận động, giám sát, phản biện xã hội còn có chức năng tham gia QLNN qua việc tham gia Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG do UBND

huyện, UBND xã lập. Tuy nhiên các thành viên của BCĐ thuộc Khối MTTQ Việt Nam và các tổ chức Đoàn thể chưa phát huy được nhiều vai trò tham gia QLNN trong lĩnh vực GNBV.

- Hạn chế về trình độ, năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã trong quản lý và tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo:

Đội ngũ CBCC cấp xã có vai trò quan trọng đối với hiệu quả các chính sách QLNN nói chung và QLNN về GNBV nói riêng trên địa bàn quản lý. Qua báo cáo đánh giá CBCC cấp xã năm 2019 trên địa bàn huyện Di Linh có một số hạn chế như sau: một số cán bộ cấp xã chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ; một số vị trí công tác trình độ chuyên môn chưa được đào tạo đúng chuyên ngành dẫn đến công tác quản lý điều hành, thực thi nhiệm vụ còn hạn chế, chất lượng hiệu quả công tác chưa cao; kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ CBCC cấp xã còn yếu; năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Nhận thức trong đội ngũ CBCC cấp xã không đồng đều; thiếu chủ động, sáng tạo trong thực thi công vụ; việc vận dụng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào điều kiện thực tế chưa linh hoạt; không ít CBCC cấp xã chưa nắm vững chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao và các quy định của pháp luật. Vì vậy quá trình chỉ đạo điều hành, giải quyết công việc còn mang tính chủ quan, cảm tính cá nhân .

Qua thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng CBCC, Người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Di Linh tính đến tháng 12/2019 như sau (Xem các Phụ lục VIII - Biểu số 2.3; Phụ lục IX - Biểu số 2.4 và Phụ lục X - Biểu số 2.5):

+ Số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã: 205 người. Trong đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Sau Đại học: 02 người; Đại học: 93 người; Cao đẳng: 8 người; Trung cấp: 59 người; chưa qua đào tạo: 43 người. Lý luận chính trị: Cử nhân: 01 người; Cao cấp: 14 người; Trung cấp: 139 người; sơ cấp: 13 người; chưa qua đào tạo: 38 người.

+ Số lượng công chức cấp xã: 192 người. Trong đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học: 122 người; Cao đẳng: 8 người; Trung cấp: 62 người;

chưa qua đào tạo: 00. Lý luận chính trị: Cử nhân: 00 người; Cao cấp: 00 người; Trung cấp: 67 người; sơ cấp: 02 người; chưa qua đào tạo: 123 người.

+ Số lượng Người hoạt động không chuyên trách cấp xã: 225 người. Trong đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học: 28 người; Cao đẳng: 24 người; Trung cấp: 49 người; chưa qua đào tạo: 109 người; Lý luận chính trị: Cao cấp: 01 người; Trung cấp: 19 người; chưa qua đào tạo: 190 người.

+ Số lượng Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố

(Biểu số 05): 1.541 người. Trong đó trình độ chuyên môn: Đại học: 19 người; Cao đẳng: 02 người; Trung cấp: 179 người; Sơ cấp: 17 người; chưa qua đào tạo: 1.324 người; Lý luận chính trị: Cao cấp: 01 người; trung cấp: 53 người; sơ cấp: 55 người; chưa qua đào tạo: 1.432 người.

Điều đó cho thấy có 11,5 % CBCC cấp xã, 23,3 % Người hoạt động không chuyên trách cấp xã và 85,9 % Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố chưa qua đào tạo. Song song với trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì thái độ và kinh nghiệm trong thi hành công vụ của đội ngũ CBCC có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả QLNN nói chung và GNBV nói riêng. Qua tổng hợp biểu hỏi phỏng vấn của 288 hộ gia đình thì có 23,96 % số người đại diện trả lời chưa hài lòng với trình độ và thái độ phục vụ Nhân dân của đội ngũ CBCC cấp xã, thôn. Điều đó cho thấy yêu cầu đặt ra là phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân của đội ngũ CBCC cấp xã và thôn.

- Hạn chế trong việc tổ chức thực hiện một số chính sách GNBV tại cơ sở:

Các chính sách, chương trình, dự án về GNBV khi ban hành đều được các cơ quan QLNN, nhất là cơ quan ban hành chính sách quy định, hướng dẫn quy trình, các bước tổ chức triển khai thực hiện cụ thể, chặt chẽ. Tuy nhiên, khi triển khai ở địa phương (chủ yếu là cấp xã) một số nơi còn thiếu chặt chẽ; chưa đảm bảo quy trình, phổ biến như việc: tuyên truyền phổ biến chính sách chưa rộng rãi, thiếu chiều sâu; lấy ý kiến người dân người dân sơ sài; lựa chọn phương án đầu tư, hỗ trợ chưa phù hợp; thiếu công khai, minh bạch, dân chủ...

Qua tổng hợp ý kiến phỏng vấn 288 người dân về việc có được cán bộ thôn, xã mời tham dự các cuộc họp lấy ý kiến người dân để đăng ký, lựa chọn các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng, bình xét hộ nghèo… ở địa phương, tỷ lệ như sau: có 46,18 % người trả lời được cán bộ thôn, xã mời tham dự nhưng không đầy đủ; có 15,63 % trả lời không được mời.

- Thiết chế xã hội truyền thống ở vùng DTTS chưa phát huy được vai trò so với khả năng hiện có:

Thiết chế xã hội truyền thống ở vùng DTTS bao gồm Già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín, trí thức dân tộc, các nghệ nhân dân tộc... Trong truyền thống các DTTS Già làng là chủ làng, là người đứng đầu làng, đại diện cho dân làng trong việc điều hành mọi công việc của làng. Tuy nhiên, hiện nay do tác động của hội nhập, ảnh hưởng lối sống với người Kinh và cộng đồng các dân tộc khác đến sinh sống tại địa phương, ảnh hưởng của pháp luật chi phối và cơ chế thị trường đã dần dần pha trộn phong tục tập quán, truyền thống của người DTTS tại chỗ. Do đó, vai trò của Già làng, người có uy tín trong đồng bào DTTS ngày càng giảm sút; ảnh hưởng đến việc tham gia điều hành các công việc lớn, quan trọng của làng; vì vậy việc tuyên truyền, huy động đông đảo người dân tham gia các công việc của làng, các công việc có tính chất hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống ngày càng khó khăn hơn. Các phong trào “chung tay vì người nghèo”, “là lành đùm lá rách” vì thế mà cũng phai nhạt dần trong Nhân dân do thiếu sự tham gia tích cực của già làng, người có uy tín. Qua bảng hỏi 288 đại diện hộ gia đình thì 40,97 % người trả lời về sự tham gia của Già làng, Người có uy tín ở mức độ “Bình thường” và 12,15 % trả lời ở mức độ “Không nhiệt tình”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)