Vai trò của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 37)

7. Kết cấu luận văn

1.3.5. Vai trò của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân

các dân tộc thiểu số

Quản lý nhà nước về GNBV nói chung và GNBV đối với các DTTS nói riêng thể hiện những nội dung thiết yếu mà Nhà nước cần thực hiện trong từng giai đoạn phát triển KT-XH, thể hiện ở 2 nội dung cơ bản: 1- Ban hành các văn bản, các chương trình, kế hoạch, đề án để thực hiện chính sách GNBV; 2- Tổ chức triển khai thực hiện chúng để thực hiện đạt mục tiêu GNBV.

Chủ thể triển khai thực hiện chính sách GNBV là các cơ quan trong Bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Trong đó chủ yếu là các cơ quan trong Bộ máy Hành chính nhà nước cùng với đội ngũ CBCC hành chính có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện các cơ quan trong bộ máy Hành chính nhà nước giữ vai trò điều hành, định hướng các hoạt động bằng các công cụ quản lý, giúp cho hoạt động này luôn bám sát mục tiêu và phương pháp thực hiện chính sách.

Ở Việt Nam, các cơ quan Nhà nước tham gia vào quá trình thực hiện chính sách GNBV gồm: 1) Chính phủ: với vai trò là cơ quan Hành chính nhà nước cao nhất thực hiện quyền Hành pháp, Chính phủ vừa là cơ quan ban hành chính sách GNBV, đồng thời cũng là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách GNBV. 2) Các Bộ và cơ quan ngang Bộ: với vị trí là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN đối với ngành, lĩnh vực được phân công, chịu

trách nhiệm thực hiện các chính sách giảm nghèo do Quốc hội và Chính phủ ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực do Bộ phụ trách. Bộ Lao động - TB&XH được giao nhiệm vụ là cơ quan Thường trực các chương trình giảm nghèo quốc gia. 3) HĐND các cấp: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quyết định các chủ trương, biện pháp quan trong trong phát triển KT- XH, an ninh, quốc phòng. 4) UBND các cấp: chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, chính sách GNBV trong phạm vi địa bàn quản lý.

Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách GNBV, các cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành các hoạt động quản lý trên cơ sở xác định nhiệm vụ các cơ quan tham gia thực hiện chính sách từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, xác định cơ quan giữ vai trò đầu mối, tập hợp thông tin; xây dựng quy chế phối hợp; đề xuất, cung cấp nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật để triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo theo Đề án, Kế hoạch đã được phê duyệt; kiểm tra, giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện để có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời. Chính phủ giữ vai trò chủ đạo, có trách nhiệm thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng, các tổ chức Chính trị, Kinh tế, Xã hội vào chính sách GNBV.

Đối với các DTTS, ý nghĩa của QLNN về GNBV thể hiện ở các khía cạnh: đảm bảo công bằng xã hội; rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các DTTS với dân tộc Kinh; góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và của quốc gia; giúp cho bộ phận dân cư nghèo các DTTS nhận thức được việc phát triển KT-XH là mục tiêu phấn đấu của tất cả mọi người trong xã hội; từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo DTTS và hỗ trợ tư liệu sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất, giúp các hộ nghèo người DTTS có khả năng tự lực trong lao động, sản xuất, tìm ra phương thức phù hợp, hiệu quả để thực hiện GNBV cho gia đình.

Tiểu kết Chương 1

Ở Chương 1, từ những luận điểm khoa học liên quan đến vấn đề đói nghèo, xóa đói giảm nghèo, QLNN về GNBV đã cho tác giả những gợi ý về lý luận làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng đói nghèo, QLNN về GNBV đối với các DTTS trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ở Chương 2 và đưa ra các giải pháp ở Chương 3 nhằm góp phần hoàn thiện QLNN về GNBV trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1. Tình hình kinh tế, xã hội huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

2.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Di Linh là huyện miền núi, vùng cao nguyên thuộc tỉnh Lâm Đồng. Toàn huyện có diện tích đất tự nhiên trên 161.000 km2 với dân số 158.932 người (theo số liệu điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2019) đến từ tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có 64.130 người DTTS (chiếm tỷ lệ 40,3 % dân số toàn huyện) với phần lớn là người DTTS tại chỗ K’ Ho, Mạ, tiếp đến là các dân tộc từ các miền khác đến sinh sống như: Nùng, Hoa, Mường, Thái, Rắc Lây, Chu Ru, Mơ Nông, Chăm, Khơme, Tày, Gia Rai, Ê Đê, Sê Đăng, Sán Dìu và các DTTS khác. Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã; 183 thôn, tổ dân phố. Trong đó có 18 xã và 1 thị trấn, 74 thôn, tổ dân phố có người DTTS, 26 thôn đặc biệt khó khăn chủ yếu là nơi người DTTS sinh sống. Ở đây, điều kiện tự nhiên thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, đất đai phì nhiêu phù hợp với cây công nghiệp và cây ăn trái, nhiệt độ bình quân trong năm biến động từ 180C đến 280

C. Di Linh là huyện sản xuất nông nghiệp với chủ lực là cây Cà phê [50].

Giai đoạn từ năm 1990-2000 huyện Di Linh được xem là vùng có điều kiện kinh tế phát triển khá so với khu các vực nông thôn khác trên cả nước, với thu nhập chủ yếu từ cây Cà phê cho giá trị kinh tế cao; đời sống người dân nói chung và các DTTS nói riêng có cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, giá trị Cà phê giảm mạnh trên thị trường đã ảnh hưởng đến thu nhập và cuộc sống của người dân, nhất là đối với người DTTS trên địa bàn. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm còn cao; mức độ giảm nghèo thiếu tính bền vững; công tác QLNN về GNBV, nhất là đối với vùng DTTS còn nhiều hạn chế.

Trong 10 năm trở lại đây, huyện đã có chủ trương đẩy mạnh cải tạo, thâm canh cây Cà phê cho năng suất cao và xen canh, chuyển đổi một phần diện tích đất trồng cây Cà phê sang cây ăn trái có giá trị cao như Sầu riêng, Bơ, Mắc Ca... để nâng cao giá trị trên diện tích đất canh tác.

2.1.2. Tình hình giảm nghèo bền vững những năm qua trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo giai đoạn 2011-2015: đầu năm 2011 huyện Di Linh có 4.898 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 13,6 % số hộ toàn huyện), trong đó có 2.916 hộ nghèo DTTS (chiếm tỷ lệ 59,3 % số hộ nghèo toàn huyện và 21,5 % số hộ DTTS); có 3.064 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 8,5 %), trong đó có 1.464 hộ cận nghèo DTTS (chiếm tỷ lệ 52,7 % số hộ cận nghèo toàn huyện và 11,3 % số hộ DTTS). Ở giai đoạn này Việt Nam đang thực hiện chuẩn nghèo theo tiêu chí thu nhập đơn chiều. Thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững, nhất là chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, nhất là hộ nghèo DTTS giảm nhanh qua các năm. Theo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo cuối năm 2015 (theo tiêu chí thu nhập - đơn chiều) hộ nghèo toàn huyện giảm còn 1.279 hộ (chiếm tỷ lệ 3,2 %), giảm 73,9 % số hộ so với đầu giai đoạn, trong đó hộ nghèo DTTS giảm còn 658 hộ (chiếm tỷ lệ 51,4 % số hộ nghèo toàn huyện và 4,9 % số hộ DTTS), giảm 80,6 % so với số hộ nghèo đầu giai đoạn; còn 1.870 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 4,8 %), giảm 39,0 % so với số hộ cận nghèo đầu giai đoạn; hộ cận nghèo DTTS giảm còn 779 hộ (chiếm tỷ lệ 42,0 % số hộ cận nghèo toàn huyện và 5,8 % số hộ DTTS), giảm 46,8 % số hộ so với đầu giai đoạn [44]. (XemPhụ lục VI - Biểu số 2.1. Tổng hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Di Linh giai đoạn 2011-2015).

Giai đoạn 2016 - 2020 Việt Nam thực hiện chuẩn nghèo theo tiêu chí đa chiều. Qua kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo đầu năm 2016 huyện Di Linh có 3.920 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 10,1 %), trong đó có 2.463 hộ nghèo DTTS (chiếm tỷ lệ 62,8 % số hộ nghèo toàn huyện và 18,06 % số hộ DTTS); có 2.298 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 5,9 % số hộ toàn huyện), trong đó có 1.182 hộ

cận nghèo DTTS (chiếm tỷ lệ 51,4 % số hộ cận nghèo toàn huyện và 8,6 % số hộ DTTS). Toàn huyện có 6 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 15,0 % được tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ theo Nghị quyết 67/2017/NQ-HĐND ngày 26/11/2017 của HĐND tỉnh Lâm Đồng “về ban hành một số chính sách hỗ trợ các xã nghèo”; có 26 thôn đặc biệt khó khăn vùng DTTS thuộc Chương trình 135; có 13 thôn nghèo có tỷ lệ hộ nghèo cao được huyện Di Linh vận dụng hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ [30].

Giai đoạn 2016-2020 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Chính quyền huyện Di Linh, sự tham gia vào cuộc của các tổ chức CT-XH huyện, công tác GNBV trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả như: đến đầu năm 2020 số hộ nghèo toàn huyện giảm còn 1.352 hộ (chiếm tỷ lệ 3,2 %), giảm 65,6 % so với năm 2016. Trong đó hộ nghèo DTTS là 807 hộ (chiếm tỷ lệ 5,1 %), giảm 67,3 % so với năm 2016. Số hộ cận nghèo giảm còn 1.865 hộ (chiếm tỷ lệ 4,4 %). Trong đó hộ cận nghèo DTTS là 843 hộ (chiếm tỷ lệ 5,4 %); không còn xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 10,0 %; địa phương có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5,0 % tăng lên 15 xã, thị trấn [30]. (Xem Phụ lục VII - Biểu số 2.2. Tổng hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Di Linh giai đoạn 2016-2020).

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020

2.2.1. Về xây dựng, ban hành chính sách

Triển khai thực hiện Quyết định số 1722/2016/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2016-2020 [40], ngày 11/7/2017 UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1530/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng [54]. Theo đó, chương trình GNBV giai đoạn 2016-2020 được UBND tỉnh Lâm Đồng tập trung vào các nội dung Dự án sau: Chương trình 30a; Chương trình 135; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135; truyền thông

và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. Trong đó, các dự án Chương trình 30a; Chương trình 135; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình chủ yếu hướng đến vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn.

Ngày 26/11/2017 HĐND tỉnh Lâm Đồng ban hành Nghị quyết số 67/2017/NQ-HĐND “về ban hành một số chính sách hỗ trợ các xã nghèo”. Ở huyện Di Linh đối tượng hỗ trợ của Nghị quyết 67/2017/NQ-HĐND là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tại 6 xã nghèo có tỷ lệ người DTTS cao và tỷ lệ hộ nghèo trên 15,0 % (theo kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo đầu năm 2016). Đối tượng thuộc diện được hỗ trợ là những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Nghị quyết số 67/2017/NQ-HĐND không đề cập đến người DTTS nhưng mục đích của chính sách này hướng đến các hộ được thụ hưởng chủ yếu là người DTTS, bởi tại 21 xã nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và 6 xã nghèo trên địa bàn huyện Di Linh nói riêng thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết 67/2017/NQ-HĐND chủ yếu là các xã có tỷ lệ người DTTS cao (trên 60 %) [37].

Để Nghị quyết số 67/2017/NQ-HĐND được thực hiện trên địa bàn, ngày 27/7/2018 UBND huyện Di Linh đã ban hành Công văn số 1645/UBND hướng dẫn các xã nghèo và người dân tại các địa phương này thực hiện.

Đối với Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ “về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”, UBND tỉnh Lâm Đồng đã cụ thể hóa để thực hiện qua các Quyết định như: Quyết định 561/QĐ- UBND ngày 13/3/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; các Quyết định số 4873/QĐ-UBND ngày 08/7/2009, Quyết định số 24/2010/QĐ-UBND ngày 26/7/2010, Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND và Quyết định số 20/2013/QĐ- UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng quy định về một số chính sách hỗ trợ, đầu tư cho xã nghèo. UBND huyện Di Linh đã vận dụng để ban hành Quyết định

thực hiện chính sách này tại các thôn nghèo, thôn cận nghèo (có tỷ lệ hộ nghèo cao) đối với các hộ nghèo, gồm các văn bản: Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2015; UBND huyện ban hành Quyết định số 2368/QĐ-UBND ngày 19/8/2011 về quy định áp dụng một số chính sách đối với các hộ gia đình, các hộ nghèo cam kết vượt nghèo tại các thôn nghèo, cận nghèo theo chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2015; Quyết định số 290/QĐ-UBND ngày 11/3/2016 về việc công nhận các thôn nghèo được huyện Di Linh đầu tư theo Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 21/3/2016 “về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ sản xuất tại các thôn nghèo theo chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2016-2020”. HĐND, UBND huyện hàng năm đã ban hành các Nghị quyết, Kế hoạch về phát triển KT-XH, trong đó chú trọng đến các chỉ tiêu, nguồn lực kinh phí cho chính sách GNBV. Các thôn nghèo được hỗ trợ chủ yếu là thôn có tỷ lệ người DTTS cao, đời sống của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của huyện.

Để các Nghị quyết, Quyết định trên đi vào đời sống của người dân, hàng năm UBND huyện Di Linh và các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc huyện đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc các xã thực hiện.

Ngoài các chính sách GNBV đặc thù trên, hàng năm huyện Di Linh đã kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án liên quan đến chính sách GNBV như: chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015; chính sách vay vốn hỗ trợ sản xuất tại Ngân hàng Chính sách xã hội; chính sách cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ DTTS sinh sống ở vùng khó khăn, hộ gia đình sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, hộ làm nông lâm nghiệp có mức sống trung bình theo Luật Bảo hiểm y tế...

2.2.2. Về rà soát, đánh giá thực trạng giảm nghèo

Hàng năm công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện được thực hiện thường xuyên và định kỳ. Rà soát định kỳ được tổ chức vào Quý IV hàng năm nhằm xác định những hộ thoát nghèo, hộ phát sinh để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)