Đặc thù của tình trạng nghèo và tái nghèo trong các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Đặc thù của tình trạng nghèo và tái nghèo trong các dân tộc thiểu số

thiểu số

Ở Việt Nam người DTTS chiếm khoảng 15% dân số nhưng chiếm tới 70 % tổng số hộ nghèo chung. Trong suốt hai thập kỷ tăng trưởng nhanh của Việt Nam, mức sống của người DTTS đã được cải thiện một cách toàn diện, song thành quả được hưởng của nhóm đối tượng này còn kém xa so với dân tộc chiếm đa số là người Kinh. Tại sao nghèo trong nhóm người DTTS lại đặc thù như vậy? Đây cũng là chủ đề của nhiều nghiên cứu, như: Nghiên cứu về phát triển và dân tộc thiểu số ở Việt Nam năm 2009 (của WB), hay một chương trong Báo cáo Đánh giá Nghèo Việt Nam (của WB) được thực hiện gần đây.

Trong các chuyến về các xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Di Linh phỏng vấn thông tin về người nghèo DTTS để lấy thông tin viết Luận văn. Tác giả đã gặp nhiều người lớn tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Qua khảo sát thông tin, họ có các đặc điểm chung: đó là những người nông dân có cuộc sống khó khăn, chỉ vừa đủ sống, có trình độ học vấn tối thiểu, chủ yếu nói tiếng dân tộc, tiếng Việt chưa thành thạo, rất ít khi nói tiếng Việt và hiếm khi ra khỏi xã.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu các Đề tài nghiên cứu khoa học, các Báo cáo về tình trạng nghèo đói ở người DTTS và khảo sát thực trạng tại địa phương tác giả đưa ra các yếu tố tương quan là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ nghèo cao của người DTTS bao gồm:

- Bị cách biệt về địa lý và hạn chế trong tiếp cận thị trường; - Bị cô lập về mặt xã hội, yếu tố văn hóa và ngôn ngữ; - Hạn chế trong tiếp cận đất đai có chất lượng;

- Tỷ lệ di cư khỏi nơi sinh sống thấp; - Trình độ học vấn thấp…

Bên cạnh đó, Báo cáo về nghèo đa chiều ở Việt Nam do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Bộ Lao động - TB&XH, Ủy ban Dân tộc và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam công bố mới đây cho thấy trong những

năm qua Việt Nam liên tục đạt được nhiều tiến bộ trong công tác xóa nghèo. Cụ thể: tỷ lệ nghèo cùng cực giảm mạnh, từ 49,2 % (năm 1992) xuống còn 2 % (năm 2016). Trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam cam kết đạt được vào năm 2030, mục tiêu phát triển bền vững số 1 về xóa nghèo dưới mọi hình thức, ở mọi nơi có khả năng đạt được cao nhất. Điều này đưa Việt Nam trở thành một trong số những quốc gia đi đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong việc áp dụng cách tiếp cận nghèo đa chiều trong quá trình thực hiện mục tiêu số 1 này. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn còn tình trạng tái nghèo hoặc các hộ dễ bị tổn thương rơi vào nghèo. Nghèo đói vẫn tồn tại ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa nơi các DTTS sinh sống. Tỷ lệ nghèo ở vùng Tây Nguyên và miền núi phía Bắc cao gấp 2 lần so với mức trung bình của cả nước. Trong khi tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2016 của dân tộc Kinh là 6,4 % thì tỷ lệ này ở một số nhóm DTTS cao hơn khá nhiều, như tỷ lệ của dân tộc Mông là 76,2%, Dao 37,5%, Khơ Me là 23,7% [5].

Trước những con số đáng chú ý này, đặt ra câu hỏi: các chính sách hỗ trợ đã và đang đứng ở đâu? tác động như thế nào tới cuộc sống người dân và nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước có đến được đầy đủ tới đích? Hạn chế đã được chỉ ra là chính sách giảm nghèo vẫn chưa thực sự phù hợp với đặc thù điều kiện khu vực miền núi, nhất là ở vùng DTTS. Các khoản hỗ trợ tiền điện, lương thực và tiền ăn Tết ít và đến tận các hộ gia đình đều được chi dùng hết nhanh chóng. Trong khi đó, các chính sách đầu tư tạo sinh kế hiệu quả không cao. Thực tế cũng chỉ ra rằng, các chính sách giảm nghèo phân bổ dàn trải, cơ chế chính sách rập khuôn với các địa phương đồng bào DTTS đã tạo ra sự bất cập, hiệu quả thực hiện chính sách không cao [5].

Để các chính sách của Nhà nước đến được đúng đối tượng, đúng mục đích và đạt hiệu quả cao là vấn đề cần phải quan tâm. Mặc dù, chính sách hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết và quan trọng, nhưng muốn chính sách GNBV ở vùng DTTS đạt được hiệu quả cao thì bản thân người nghèo phải nhận thức rõ mình chính là chủ thể của tiến trình giảm nghèo, có trách nhiệm hơn nữa trong vươn lên thoát nghèo. Trên thực tế, còn nhiều hộ nghèo DTTS vẫn trông chờ, ỷ

lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; tâm lý ban phát và cách thức thụ động nhận hỗ trợ đã khiến chương trình GNBV ở nhiều vùng DTTS chệch hướng từ điểm xuất phát, thiếu tính bền vững, dẫn đến tình trạng tái nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)