Về rà soát, đánh giá thực trạng giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 45 - 46)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Về rà soát, đánh giá thực trạng giảm nghèo

Hàng năm công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện được thực hiện thường xuyên và định kỳ. Rà soát định kỳ được tổ chức vào Quý IV hàng năm nhằm xác định những hộ thoát nghèo, hộ phát sinh để đánh giá kết quả giảm nghèo trong năm và làm cơ sở xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho năm kế tiếp. Công tác rà soát hộ nghèo thường xuyên nhằm kịp thời xem xét, bổ sung những hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất như ốm đau, thiên tai, hỏa hoạn... để bổ sung vào danh sách hộ nghèo, cận nghèo của địa phương, giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội thụ hưởng các chính sách giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Công việc điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm được UBND huyện ban hành văn bản để hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện. Ban chỉ đạo các chương trình MTQG huyện và cơ quan Thường trực lĩnh vực GNBV của BCĐ là Phòng Lao động - TB&XH có trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các xã, thị trấn trong quá trình thực hiện.

Ở cấp xã, Ban Giảm nghèo có trách nhiệm giúp UBND chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các thôn, tổ dân phố thực hiện; cử thành viên Ban Giảm nghèo phụ trách địa bàn thôn, tổ dân phố tham gia trong quá trình điều tra, rà soát và họp bình xét hộ nghèo, cận nghèo. Trong đó, quan tâm hỗ trợ nghiệp vụ điều tra, rà soát đối với các thôn đồng bào DTTS.

Qua đánh giá hàng năm, công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Di Linh được tổ chức thực hiện kịp thời, cơ bản đảm bảo các quy định của pháp luật, công bằng, dân chủ. Tuy nhiên, tại một số địa phương còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, tiêu cực. Nhất là tại các xã, các thôn vùng DTTS còn diễn ra một số hạn chế như: trình độ nghiệp vụ, năng lực của đội ngũ CBCC người DTTS còn yếu dẫn đến kết quả điều tra, rà soát thiếu chính xác; Trưởng thôn còn ưu tiên cho người thân vào danh sách hộ nghèo để được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; phần lớn người nghèo DTTS

tại chỗ Tây Nguyên muốn thụ hưởng chính sách giảm nghèo theo hình thức “cào bằng”, chia đều...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)