7. Kết cấu luận văn
3.6. Kế thừa, phát huy vai trò của kết cấu xã hội truyền thống, nhất là của các
là của các tầng lớp Già làng, người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
Ngày nay do tác động của các điều kiện mới ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội vai trò của Già làng so với trước đây tuy đã giảm bớt, nhưng vẫn còn giá trị vốn có của nó. Các vùng DTTS ở huyện Di Linh vai trò, mức độ ảnh hưởng của Già làng còn quan trọng không kém đối với cán bộ thôn, xã. Trong bối cảnh vai trò của phong tục, tập quán riêng của người DTTS còn lớn, để đạt được mục tiêu của các chính sách, chương trình, dự án GNBV các thôn, xã cần tranh thủ được sức ảnh hưởng của Già làng, Người có uy tín trong việc thuyết phục người dân tham gia thực hiện và hỗ trợ chính sách GNBV. Nhất là vận động những hộ nghèo thuộc diện lười lao động, còn có tư tưởng trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước chuyển hướng chăm lo lao động sản xuất, ý thức xây dựng cộng đồng dân cư; thuyết phục người dân hưởng ứng, tham gia các chính sách, chương trình, dự án XĐGN mới, có tính đột phá mà người dân e ngại sự thay đổi. Vì vậy, bên cạnh sự kết hợp của các tổ chức Đảng, Chính quyền, Đoàn thể rất cần sự tham gia và hỗ trợ tích cực với trách nhiệm cao của các Già làng, người có uy tín ở vùng đồng bào DTTS trong thực thi các chính sách GNBV để chính sách đạt hiệu quả cao và đạt mục tiêu của QLNN về GNBV.
Trên thực tế thời gian qua cho thấy thôn nào có Già làng, người có uy tín nhiệt tình, trách nhiệm thì các phòng trào về kinh tế, xã hội, văn hóa phát triển và duy trì thường xuyên. Vì thế cần xem Già làng, Người có uy tín làm nhân tố trung tâm trong việc tuyên truyền, vận động phát KT-XH, XĐGN ở vùng DTTS.
Để tiếp tục kế thừa và phát huy tối ưu vai trò của Già làng, Người có uy tín vùng DTTS cần thực hiện những giải pháp sau:
- Già làng, Người có uy tín cần được mời tham gia các cuộc họp quan trọng tại địa phương (ở xã, thôn) để đại diện cho người dân góp ý kiến xây dựng, phản biện về những vấn đề quan trọng của địa phương trong việc phát
triển KT-XH, bảo tồn và phát triển Văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh trật tự...
Vấn đề này Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Lâm Đồng và huyện Di Linh cần cụ thể hóa bằng các quy định và hướng dẫn bằng văn bản để CBCC các xã, thôn trên địa bàn thực hiện.
- Đảng, Nhà nước cần có chính sách trọng dụng, khuyến khích và duy trì Già làng, Người có uy tín ở vùng DTTS thông qua những quy định, việc làm cụ thể về: đề cao vai trò, vị thế của Già làng, Người có uy tín; hàng năm tổ chức các đợt tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm trong lao động, sản xuất tại các địa phương khác; định kỳ tổ chức các hội nghị biểu dương vai trò, tinh thần, trách nhiệm của Già làng, Người có uy tín để khuyến khích, động viên họ không ngừng cống hiến cho xã hội.
Tiểu kết Chương 3
Trong những năm qua, tình hình KT-XH trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng phát triển, tăng trưởng với tốc độ tương đối nhanh và đạt được những thành tựu nhất định. Bên cạnh đó, huyện Di Linh vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, trong đó có công tác GNBV, nhất là trong vùng DTTS. Để hướng tới GNBV trong vùng DTTS một cách thiết thực đòi hỏi cần phải có sự chung tay tích cực và có hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị. Trong đó cần có sự tham gia chủ động, tích cực của chính hộ nghèo, người nghèo để đạt được mục tiêu GNBV.
Dựa trên cơ sở khoa học QLNN về GNBV và phân tích ưu điểm, những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động QLNN về GNBV và điều kiện, hoàn cảnh thực tế tại địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng để đề xuất các giải pháp phù hợp, sát với những điều kiện chủ quan và khách quan của huyện Di Linh để hoàn thiện hoạt động QLNN về GNBV đối với các DTTS trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn tới.
KẾT LUẬN
Nghèo đói nói chung và nghèo đói ở các DTTS nói riêng đã và đang tác động trực tiếp đối với quá trình phát triển KT-XH không chỉ ở phạm vi một quốc gia, khu vực mà trên toàn thế giới. Ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua hoạt động QLNN về GNBV đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển KT-XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Bên cạnh đó, các hoạt động QLNN về GNBV còn gặp một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục, nhất là ở vùng DTTS. Với mong muốn góp phần vào công cuộc phát triển KT-XH của vùng DTTS huyện Di Linh, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng”. Đề tài đã tập trung đề cập, phân tích những cơ sở lý luận, quan niệm về đói nghèo, giảm nghèo và GNBV; nội dung của QLNN về GNBV; nêu lên các yếu tố tác động đến QLNN về GNBV để từ đó làm cơ sở đánh giá thực trạng các hoạt động QLNN về GNBV đối với DTTS trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Từ việc trình bày khái quát về KT-XH của huyện Di Linh, những kết quả, thành tựu của hoạt động QLNN về GNBV nói chung và đối với DTTS nói riêng của huyện trong giai đoạn 2016 - 2019; đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động QLNN về GNBV đối với DTTS ở huyện Di Linh trong những năm qua.
Căn cứ vào thực trạng, bối cảnh thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong hoạt động QLNN về GNBV đối với DTTS ở huyện Di Linh, tác giả đã đề xuất một số giải pháp mới, có khả năng ứng dụng vào thực tiễn ở huyện Di Linh để hoàn thiện các hoạt động QLNN về GNBV đối với các DTTS ở huyện Di Linh trong những năm tiếp theo, đáp ứng được yêu cầu về hoạt động QLNN kết hợp với những đặc trưng của người DTTS tại địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Đề tài này cũng có khả năng áp dụng trên phạm vi các huyện có người DTTS sinh sống trên toàn quốc.
Trong khuôn khổ chủ đề nghiên cứu của Luận văn ở địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, với hệ thống pháp luật về QLNN và chính sách về GNBV ở Việt Nam hiện nay thì hoạt động QLNN về GNBV, nhất là đối với vùng DTTS vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, hạn chế tác động từ nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan về cơ chế, chính sách; phong tục, tập quán; ý thức, thái độ của người dân; trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ CBCC; điều kiện KT-XH của huyện; giá cả thị trường hàng hóa, nông sản; điều kiện tự nhiên… Các cơ quan nhà nước tỉnh Lâm Đồng, huyện Di Linh và các xã, thị trấn phải tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, có tính cầu thị, có Nghị quyết chuyên đề, có kế hoạch trung hạn, dài hạn về thực hiện chương trình GNBV đối với các DTTS trên địa bàn, nhất là đối với DTTS gốc Tây Nguyên. Chủ đề này cũng rất cần được các nhà khoa học tiếp tục quan tâm nghiên cứu để đưa ra các giải pháp đối với các cơ quan Nhà nước tại địa phương để hoàn thiện các hoạt động QLNN về chính sách GNBV đối với các DTTS theo giai đoạn 5 năm, 10 năm gắn với chính sách đầu tư phát triển vùng DTTS của Trung ương./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đặng Khắc Ánh (2013), Quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở, Giáo trình Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính, NXB. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2013.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
3. Báo cáo tại Hội nghị về nghèo khổ ESCAP (1993).
4. Báo Nhân dân điện tử (2020), Thoát nghèo rồi lại tái nghèo, Thứ ba, ngày 30/6/2020.
5. Bộ Lao động TB&XH - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (CAF/VASS) - Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam (2016), Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam - Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi người, Hà Nội.
6. Bộ Lao động - TB&XH (2016), Thông tư số 02/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/3/2016 của về hướng dẫn quy trình xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
7. Chi cục Thống kê huyện Di Linh (2017), Niên giám thống kê 2016,
Di Linh.
8. Chi cục Thống kê huyện Di Linh (2019), Niên giám thống kê 2018,
Di Linh.
9. Chính phủ (2008), Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Hà Nội.
10. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011đến năm 2020, Hà Nội.
11. Chính phủ (2011), Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc, Hà Nội.
12. Chính phủ (2019), Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 về sửa đổi, bổ sung một số quy định về CBCC cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, Hà Nội.
13. Hà Chí Công (2011), “Hoàn thiện quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Tây Bắc”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công.
14. Đào Ngọc Dung (2017), “Những biến chuyển của chính sách giảm nghèo đa chiều bền vững và định hướng giải pháp cho giai đoạn mới” Tạp chí Cộng sản, (5), tr. 15-17.
15. Bùi Đại Dũng (2016), Kinh tế học của khu vực công, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
16. Liêu Khắc Dũng (2017), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
17. Trịnh Văn Dũng (2018), Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Di Linh, Luận văn Thạc sỹ Chính sách công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
18. Nguyễn Thị Trang Đài (2013), Quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Trà Vinh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
20. Đảng bộ huyện Di Linh (2015), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015 – 2020, Lâm Đồng.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
22. Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2005), Giáo trình Kinh tế học Công cộng, Hà Nội.
23. Bùi Minh Đạo (Chủ biên), 2005, Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo đối với các DTTS tại chỗ Tây Nguyên, (Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội 2005).
24. Đinh Phi Hổ (2008), Kinh tế học nông nghiệp bền vững, Nxb Phương Đông.
25. Trần Thị Bích Lệ (2017), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các DTTS trên địa bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
26. Phạm Bình Long (2017), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
27. Lê Quốc Lý (2012), Chính sách xoá đói, giảm nghèo, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
28. Bùi Tiến Lý (2015),“Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công.
29. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Di Linh (2019), Báo cáo tổng kết năm 2019 và kế hoạch thực hiện năm 2020, Di Linh.
30. Phòng Lao động - TB&XH huyện Di Linh (2019), Báo cáo về tình hình thực hiện công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2016-2019 trên địa bàn huyện Di Linh.
31. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội.
32. Quốc hội (2019), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội.
33. Quốc hội (2015), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội. 34. Quốc hội (2019), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội. 35. Nguyễn Lan Phương (2019), Các xu hướng ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tài chính, ngày 21/11/2019.
36. Hồ Quang Thanh, Hoàng Trọng Vinh, Trần Tuấn (2016), Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến giảm nghèo của tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, (8), tr. 22-27.
37. HĐND tỉnh Lâm Đồng (2017), Nghị quyết số 67/2017/NQ-HĐND “về ban hành một số chính sách hỗ trợ các xã nghèo”, Lâm Đồng.
38. Nguyễn Văn Thắng (2013), Ảnh hưởng yếu tố văn hóa tới sự tham gia của người dân trong chương trình giảm nghèo ở Tây Nguyên.
39. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội.
40. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1722/2016/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội.
41. Tỉnh ủy Lâm Đồng (2018), Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 08/10/2018 về phát triển vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030, Lâm Đồng.
42. Trần Thị Diễm Thúy (2013), “Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công.
43. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hải (2015), Quản lý công, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
44. UBND huyện Di Linh (2015), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 và Kế hoạch giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Di Linh.
45. UBND huyện Di Linh (2016), Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020, Di Linh.
46. UBND huyện Di Linh (2016), Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, Di Linh.
47. UBND huyện Di Linh (2017), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2017 và kế hoạch, nhiệm vụ, biện pháp trọng tâm năm 2018, Di Linh.
48. UBND huyện Di Linh (2019), Báo cáo đánh giá phân loại chất lượng chính quyền cơ sở năm 2019, Di Linh.
49. UBND huyện Di Linh (2019), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2019 và kế hoạch, nhiệm vụ,biện pháp trọng tâm năm 2020, Di Linh.
50. UBND huyện Di Linh (2019), Báo cáo Chính trị trình tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Di Linh lần thứ III năm 2019.
51. UBND huyện Di Linh (2019), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn huyện Di Linh, Di Linh.
52. UBND huyện Di Linh (2019), Báo cáo về việc thực hiện chính sách,