Đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 59 - 60)

7. Kết cấu luận văn

3.3. Đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong tổ

trong tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã không chỉ dừng lại ở việc cử CBCC tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ mà còn hướng đến việc sắp xếp, luân chuyển, điều động CBCC cho phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sở trường của CBCC. Qua số liệu thống kê từ Phòng Nội vụ huyện Di Linh về CBCC và Người hoạt động không chuyên trách cấp xã thì trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cấp xã như sau: 02 người trình độ Cao học (0,3 %); 244 người có trình độ Đại học (chiếm tỷ lệ 39,2 %); 41 người trình độ Cao đẳng (6,6 %); 176 người trình độ Trung cấp (28,3 %); 154 người chưa qua đào tạo (24,8 %) [48].

Số lượng CBCC luân chuyển, tăng cường từ huyện về cấp xã giữ chức vụ lãnh đạo Đảng ủy và UBND: 8 người, đều có trình độ Đại học, độ tuổi từ 35 đến 45 (chiếm tỷ lệ 8,9 %). Chính sách tăng cường, luân chuyển CBCC trẻ nhưng đã có kinh nghiệm công tác, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng

lực công tác đã đem lại hiệu quả cao trong hoạt động QLNN nói chung và QLNN về GNBV nói riêng, nhất là đối với các xã có tỷ lệ người DTTS sinh sống cao, đội ngũ CBCC người DTTS ở đây năng lực còn hạn chế, yếu kém [48].

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Các xã, thị trấn khuyến khích, sắp xếp thời gian công tác để CBCC tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, QLNN và Lý luận Chính trị bằng các hình thức như: đi học tự túc hoặc cơ quan cử. Trong đó chú trọng đến chất lượng học tập, tránh việc học không đúng chuyên môn nghiệp vụ công tác (học để có bằng cấp), không phù hợp với vị trí việc làm và định hướng quy hoạch CBCC.

- Đối với các xã vùng có đông người DTTS, trình độ CBCC còn yếu. Cần tăng cường có thời hạn CBCC ở huyện về và luân chuyển CBCC có trình độ, năng lực và kinh nghiệm ở những xã phát triển hơn để xây dựng, củng cố đội ngũ CBCC địa phương ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)