Tuyên tuyền vận động người dân tập trung lao động, sản xuất, nỗ lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 57 - 58)

7. Kết cấu luận văn

3.1. Tuyên tuyền vận động người dân tập trung lao động, sản xuất, nỗ lực

nỗ lực vươn lên thoát nghèo và huy động sự tham gia của cộng đồng các DTTS vào thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Những hạn chế về việc tuyên tuyền vận động và sự tham gia của cộng đồng các DTTS vào thực hiện chính sách GNBVTiểu mục 2.3.2 trên là cản trở lớn ảnh hưởng đến hiệu quả tuyên truyền chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong tổ chức thực hiện chính sách GNBV tại địa phương. Cần thực hiện các giải pháp sau:

- UBND huyện Di Linh chủ trì, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các đơn vị liên quan, kết hợp với sự tham gia của CBCC cấp xã, người có trình độ, uy tín trong vùng DTTS xây dựng bộ tài liệu truyền thông về Chương trình GNBV của Nhà nước, phù hợp với đặc thù, phong tục, tập quán của người DTTS tại địa phương. Đồng thời tổ chức các biện pháp tuyên truyền, vận động phải cụ thể, thiết thực theo hướng “cầm tay chỉ việc” và thường xuyên theo nhiều phương thức khác nhau như: tập huấn; thông báo trên hệ thống đài phát thanh địa phương; tờ rơi có hình ảnh minh họa; nhân rộng những mô hình lao động, sản xuất hiệu quả; nêu gương những hộ gia đình làm kinh tế giỏi vươn lên thoát nghèo bền vững...

- Đối với những hộ nghèo có tư tưởng lười lao động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Chính quyền xã cùng với thôn trực tiếp đến nhà vận động gia đình tập trung lao động sản xuất; bố trí CBCC hỗ trợ, hướng dẫn trong sản xuất, tạo việc làm; tránh xa các tệ nạn xã hội; bỏ dần các hủ tục lạc hậu. Đồng thời có phương pháp phê bình tại cộng đồng dân cư đối với những hộ gia đình không có tiến bộ, ý thức vươn lên thoát nghèo. Việc vận động những hộ gia đình này nên cần đến sự ảnh hưởng, tác động của Già làng, Người có uy tín trong vùng DTTS mới đem lại hiệu quả.

- Đối với những hộ gia đình nghèo có nhiều lao động và ít đất canh tác.

Vận động hộ gia đình bố trí lao động đi tìm việc làm ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài huyện. Bên cạnh việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho gia đình, người lao động có cơ hội nâng cao tay nghề, tiếp xúc và giao lưu văn hóa bên ngoài. Qua đó học hỏi được những mặt tích cực từ các dân tộc khác có phong tục, lối sống tân tiến hơn, nhất là học những mặt tiến bộ của người Kinh. Để từng bước loại bỏ những hủ tục lạc hậu trong sản xuất và đời sống của dân tộc tại chỗ.

- Đối với những vùng chủ yếu người DTTS K’ Ho gốc Tây Nguyên sinh sống. Chính quyền địa phương từ huyện đến xã cần phối hợp với các tổ chức CT-XH xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện các phong trào Đại đoàn kết toàn dân nhằm nâng cao ý thức cộng đồng, trong đó quan tâm đến tính tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống ở cộng đồng dân cư. Vận động toàn dân, nhất là những hộ gia đình trong thôn, xã có điều kiện vật chất khá, giàu hỗ trợ, đỡ đầu hộ nghèo. Trong đó, tập trung ưu tiên hỗ trợ những hộ nghèo tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn có ý thức cấp hành pháp luật và hương ước, quy ước, tập quán của địa phương, của dân tộc nơi cư trú. Có như vậy mới thu hút được sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)