Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh long an (Trang 26 - 29)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng thương mại

1.2.4.1. Các chỉ tiêu tăng trưởng về tiền gửi, cho vay và tổng tài sản

Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cần phải phân tích các các chỉ số tăng trưởng nhằm đánh giá một cách tổng thể, toàn diện về hoạt động của ngân hàng.

Bảng 1.1. Các chỉ tiêu tăng trưởng về tiền gửi, cho vay và tổng tài sản

STT Chỉ tiêu Công thức tính Ý nghĩa

1 Tăng trưởng tiền gửi Huy động hiện tại /Huy động kỳ trước

Đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng, khi tiền gửi tăng làm giảm chi phí sử dụng vốn cho vay, qua đó tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

2 Cơ cấu tiền gửi theo thời gian

Loại tiền gửi /Tổng vốn huy động

Đánh giá tỷ lệ cơ cấu tiền gửi, cơ cấu tiền gửi ảnh hưởng đến việc cho vay theo thời gian của ngân hàng, thời gian cho vay lâu, lãi cho vay sẽ cao.

3 Tăng trưởng dư nợ Dư nợ vay hiện tại /Dư nợ vay kỳ trước

Đánh giá khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng. Dư nợ tăng sẽ tăng thu lãi cho vay.

4 Cơ cấu dư nợ theo thời gian

Loại cho vay /Tổng dư nợ

Đánh giá mức độ ổn định của dư nợ cho vay. Dư nợ ngắn hạn, trung - dài hạn sẽ mang lại nguồn thu khác nhau cho ngân hàng. Qua đó tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

5 Tăng trưởng tài sản Tổng tài sản hiện tại /Tổng tài sản kỳ trước

Phản ánh mức tăng trưởng qui mô của ngân hàng. Khi tăng qui mô ngân hàng sẽ mở rộng cho vay, huy động,… tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

1.2.4.2. Chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng thương mại

Căn cứ vào giáo trình Quản trị Ngân hàng hiện đại (2017) của PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn cho rằng “Lợi nhuận của NHTM là chỉ tiêu tài chính cuối cùng để phản ánh hiệu quả kinh doanh. Theo Luật Kế toán và Luật Thống kê, tất cả các đơn vị kinh tế đều phải xác định kết quả tài chính sau một niên độ kế toán”. Hoạt động phân tích tài chính là hoạt động nghiên cứu, đánh giá quá trình kinh doanh, kết quả kinh doanh của ngân hàng để tìm ra mặt mạnh, điểm yếu và khả năng tiềm tàng từ đó đề ra các biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng hiệu quả kinh doanh của NHTM được trình bày trong bảng 1.2 sau:

Bảng 1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính và hoạt động

STT Chỉ tiêu Công thức tính Ý nghĩa

1 Tỷ suất lợi nhuận / tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế / Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tạo lợi nhuận cho

ngân hàng. Tài sản có bình quân

2

Tỷ suất lợi nhuận / Vốn tự có bình

quân (ROE).

Lợi nhuận sau thuế / Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tự có tạo lợi nhuận

cho ngân hàng. Vốn tự có bình quân

3 Tỷ lệ sinh lời hoạt động.

Thu nhập sau thuế / Hiệu quả của một đồng thu nhập

Tổng thu nhập 4 Tỷ lệ thu nhập lãi

cận biên (NIM)

Thu nhập lãi – Chi phí lãi

Khả năng sinh lời từ tài sản sinh lời Tài sản có sinh lời

5

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

(NII)

Thu nhập ngoài lãi –

Chi phí ngoài lãi Hiệu quả kinh doanh dịch vụ ngoài lãi Tài sản có sinh lời

Nguồn: Nguyễn Đăng Dờn, 2017 1.2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả thu nhập chi phí

Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là sử dụng tổng thể các biện pháp để nâng cao thu nhập và giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh để đạt được kết quả tốt nhất. Mức lợi nhuận mà ngân hàng đạt được tính toán dựa trên tổng chi phí và thu nhập theo công thức:

Thu nhập của ngân hàng

Thu nhập của NHTM bao gồm 6 khoản mục lớn, được phân loại dựa trên hệ thống tài khoản kế toán của các TCTD theo các văn bản hiện hành của NHNN:

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng gồm: Thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi cho thuê tài chính, thu khác từ hoạt động tín dụng, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh.

- Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ gồm: Thu từ dịch vụ thanh toán, thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý, thu từ dịch vụ tư vấn, thu từ kinh doanh bảo hiểm, thu phí nghiệp vụ chiết khấu, thu từ dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê két sắt, thu khác.

- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối gồm: Thu về kinh doanh ngoại tệ, thu về kinh doanh vàng, thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.

- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác gồm: Thu về kinh doanh chứng khoán, thu từ nghiệp vụ mua bán nợ, thu từ các công cụ tài chính phái sinh khác, thu từ hoạt động kinh doanh khác.

- Thu lãi góp vốn mua cổ phần - Thu nhập khác.

Chi phí của ngân hàng

Chi phí của ngân hàng bao gồm các khoản mục lớn, được phân loại dựa trên hệ thống tài khoản kế toán của các TCTD theo các văn bản hiện hành của NHNN:

- Chi phí hoạt động tín dụng gồm: Trả lãi tiền gửi trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá, trả lãi đi thuê tài chính, chi phí khác.

- Chi phí hoạt động dịch vụ gồm: Chi về dịch vụ thanh toán, cước phí bưu điện viễn thông, chi về ngân quỹ (vận chuyển, bốc xếp tiền, kiểm đếm, phân loại và đóng gói tiền, bảo vệ tiền, chi khác), chi nghiệp vụ ủy thác và đại lý, chi dịch vụ tư vấn, chi hoa hồng môi giới, chi khác.

- Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối gồm: Chi về kinh doanh ngoại tệ, chi kinh doanh vàng, chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.

- Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí gồm: Chi nộp thuế, chi nộp các khoản phí, lệ phí, chi thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Chi hoạt động kinh doanh khác gồm: Chi về kinh doanh chứng khoán, chi nghiệp vụ cho thuê tài chính, chi về các công cụ tài chính phái sinh khác, chi hoạt động kinh doanh khác.

- Chi phí cho nhân viên gồm: Lương và phụ cấp, chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động, các khoản chi để đóng góp theo lương, chi trợ cấp, chi công tác xã hội, chi ăn ca cho cán bộ nhân viên.

- Chi hoạt động quản lý và công cụ gồm: Chi vật liệu và giấy tờ in, công tác phí, chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, sáng kiến, cải tiến, chi bưu phí và điện thoại, chi xuất bản tài liệu tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi, chi mua tài liệu, sách báo, chi các hoạt động đoàn thể của TCTD, các khoản chi phí quản lý khác.

- Chi về tài sản gồm: Khấu hao cơ bản tài sản cố định, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản, mua sắm công cụ lao động, chi bảo hiểm tài sản, chi thuê tài sản.

- Chi phí khác.

Lợi nhuận của ngân hàng: Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí phải trả hợp lệ. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của NHTM bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh long an (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)