Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh long an (Trang 59 - 63)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Do thực trạng nền kinh tế khó khăn. Năm 2017, nhà nước thắt chặt cung tiền, siết chặt cho vay đặc biệt lĩnh vực bất động sản khiến thu nhập từ cho vay của ngân hàng giảm. Kinh tế khó khăn cũng khiến cho các doanh nghiệp làm ăn sa sút nên chất lượng danh mục các khoản vay giảm sút cùng với năng lực thẩm định và thu hồi nợ của bộ phận tín dụng yếu kém khiến các khoản nợ xấu từ giai đoạn trước để lại khiến ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều hơn làm tăng chi phí. Đồng thời, do những can thiệp của ngân hàng nhà nước, hầu hết các doanh nghiệp cố gắng không vay thêm và chỉ duy trì hoạt động, ngân hàng cũng ngần ngại hơn khi cho vay do tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

Do sự gia tăng cạnh tranh trong danh mục sản phẩm dịch vụ. Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại cùng sản phẩm cho vay ngày càng đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm cho vay tiêu dùng thì Kienlongbank Long An vẫn chưa thể mạnh so với một số ngân hàng cổ phần. Công nghệ hiện đại nhưng chưa thực sự hoàn thiện khiến hoạt động quản lý thông tin, quản lý nhân sự và cảnh báo rủi ro chưa được tuyệt đối chính xác. Đồng thời tình trạng nghẽn mạng thường xuyên xảy ra khiến chất lượng sản phẩm dịch vụ bị hạn chế.

Ngoài ra còn có những hạn chế, vướng mắc từ quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và với hệ thống ngân hàng nói riêng còn nhiều bất cập. Luật pháp về ngân hàng còn có những điều quy định chưa thật hợp lý. Nổi bật như quy định về trần lãi suất, quỹ dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái, cung ứng ngoại tệ, kinh doanh vàng… đều có những quy định gây khó khăn cho các ngân hàng. Việc công khai minh bạch và công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các ngân hàng vừa chặt lại vừa buông lỏng cũng như nhiều tiêu chí đánh giá hoạt động ngân hàng chưa hợp lý và chưa rõ ràng… đã gây nhiều phiền toái cho hoạt động của các ngân hàng thương mại trong đó có Kienlongbank Long An. Quá trình tái cơ cấu ngân hàng chưa hoàn thành cũng gây trở ngại không nhỏ cho ngân hàng này.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Do chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động tuyển dụng nhân viên ồ ạt để phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới trong những năm gần đây khiến tỷ lệ chi phí hoạt động của Kienlongbank dù đã kiềm chế nhưng vẫn duy trì ở mức cao, trên dưới 50% so với thu nhập thuần hoạt động. Trong đó chi phí lương và các chi phí liên quan tới lương luôn chiếm tỷ trọng lớn gần 50% trong tổng chi phí hoạt động, thậm chí năm 2018 lên tới trên 50% cùng với chi phí thuê văn phòng, bảo dưỡng tài sản, điện nước ngày càng tăng do hoạt động mở rộng mạng lưới để chiếm lĩnh khách hàng khiến chi phí hoạt động tăng cao làm giảm lợi nhuận.

Việc lựa chọn khách hàng cho vay của Kienlongbank vẫn còn chưa đa dạng, linh hoạt bởi Kienlongbank quá thận trọng trong lựa chọn khách hàng mục tiêu.

Khách hàng doanh nghiệp của Kienlongbank Long An còn ít do Kienlongbank Long An chưa chú trọng đẩy mạnh quan hệ và ưu ái tới nhóm khách hàng này trong khi các ngân hàng khác trên địa bàn Tỉnh nhà, đặc biệt là khối ngân hàng nhà nước có quan hệ

rất tốt với các doanh nghiệp nên chiếm lượng lớn khách hàng này. Các doanh nghiệp luôn vay với số tiền lớn, là nguồn thu nhập tốt cho ngân hàng. Lãi suất và thủ tục cho vay của Kienlongbank Long An cũng chưa thực sự cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Bên cạnh đó, dù mạng lưới của Kienlongbank Long An tương đối lớn song chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tại các trung tâm đô thị, khách hàng tới giao dịch tại quầy khá đông khiến tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng tới việc giới thiệu sản phẩm mới, sản phẩm hiện đại và làm chất lượng cung cấp sản phẩm bị hạn chế. Hầu hết các phòng giao dịch dù được bố trí nhiều quầy nhưng một số quầy không có nhân viên khiến khách hàng phải đợi khá lâu mới được phục vụ.

Chất lượng đội ngũ quản lý, nhân viên quan hệ khách hàng và giao dịch viên còn hạn chế. Đặc biệt đội ngũ giao dịch viên có số lượng đông đảo nhất nhưng năng lực làm việc chưa tốt, chưa tuyệt đối tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của đơn vị làm ảnh hướng tới khâu phân phối sản phẩm tới khách hàng. Để vươn tới là ngân hàng bán lẻ số một với các sản phẩm năng động, ứng dụng công nghệ hiện đại, Kienlongbank Long An đã tuyển dụng hàng loạt nhân viên trẻ, hùng hậu, dám nghĩ dám làm nhưng họ thiếu kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là những kinh nghiệm về giao dịch khách hàng, thẩm định. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong giai đoạn ngành tài chính biến động khiến nhiều nhân sự của Kienlongbank Long An chuyển sang ngân hàng khác, mà nguyên nhân được nhắc tới nhiều là tiền lương nên Kienlongbank thường mất rất nhiều thời gian để tuyển và đào tạo lại từ đầu nên kinh nghiệm nhân viên còn chưa tốt. Bên cạnh đó, sự kết nối giữa lãnh đạo với nhân viên của ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế, cán bộ quản lý có thể làm tốt công việc của mình nhưng chưa biết cách chăm lo và tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên trong tầm quản lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2, đề tài tiến hành phân tích một cách chi tiết thực trạng hiệu quả kinh doanh của Kienlongbank Long An. Qua đó, luận văn đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế đối với hiệu quả kinh doanh của Kienlongbank Long An, đồng thời cũng tìm ra các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên.

Kienlongbank Long An còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được. Những vấn đề được phân tích, nhận định trong chương 2 là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG

CHI NHÁNH LONG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh long an (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)