Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh long an (Trang 33)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.5. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số ngân hàng thương

mại trong Tỉnh Long An và bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long chi nhánh Long An

1.5.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng thương mại trong Tỉnh Long An

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Long An (Viettinbank Long An): Trong những năm 2017 - 2019, Viettinbank Long An luôn đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế tư nhân như cho vay phương tiện vận tải đường bộ... Doanh số cho vay của Viettinbank Long An năm 2018 tăng 24% so với năm 2017, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 15.5%, dư nợ cho vay dài hạn tăng 4.2% so với năm 2017. Ngoài ra, tốc độ huy động vốn năm 2019 tăng hơn 20% so với năm 2018. Do ngân hàng công thương đã ứng dụng thành công công nghệ ngân hàng hiện đại như hệ thống máy ATM, InternetBanking, chuyển tiền điện tử liên ngân hàng... vào phục vụ khách hàng. Do đó, lợi nhuận không ngừng gia tăng. Chính vì vậy, hiệu quả kinh doanh của Viettinbank Long An trong nhiều năm liền trở lại đây luôn có hiệu quả.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Long An (Agribank Long An): Agribank Long An đã đầu tư cho vay nhiều thành phân kinh tế, trong đó chủ yếu là hộ nông dân đặc biệt là hộ nông dân sản xuất nông nghiệp với doanh số vay chiếm trên 62% dư nợ tín dụng chiếm trên 72% tổng dư nợ trên địa bàn. Hàng năm Agribank Long An nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc mở rộng mạng lưới đến tận các xã, phường trong tỉnh. Có những chính sách cho vay với lãi suất thấp đối với các hộ nông dân thuộc hộ gia đình khó khăn trong các xã thuộc địa bàn. Vì vậy, đã làm nâng cao uy tín của ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Do đó, hiệu quả kinh doanh của Agribank Long An được nâng cao, lợi nhuận năm sau cao hơn lợi nhuận năm trước.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long chi nhánh Long An

- Giải pháp tiết giảm nhân lực và chi phí cùng với việc lành mạnh hóa tình hình tài chính là việc không tách rời mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện đã áp dụng tại một số ngân hàng.

- Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam đều định hướng trong quá trình hoạt động kinh doanh cho mình là ngân hàng bán lẻ, nhanh chóng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến nhất.

- Một số chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh đều có xu hướng nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc mở rộng mạng lưới đến tận các xã, phường, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào phục vụ khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

- Nâng cao thu nhập từ dịch vụ (các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng). Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng mà các ngân hàng cung ứng cho cá nhân và doanh nghiệp đã và đang chứng minh sự tiện ích trong quá trình phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường. Các sản phẩm này cũng là nguồn thu an toàn và ổn định cho các ngân hàng thương mại. Mặc dù vậy, tỷ trọng thu nhập từ các sản phẩm dịch vụ của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn còn khá thấp so với hệ thống các NHTM của các nước khác. Để phát triển thành công dịch vụ ngân hàng trên thị trường, theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, yếu tố công nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng do vậy mà các ngân hàng cũng hết sức chú trọng việc đầu tư công nghệ. Mấu chốt thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng là nền tảng khách hàng lớn, sự phong phú về sản phẩm dịch vụ và phát triển trên một không gian rộng lớn nên phải tận dụng công nghệ. Trong khi các ngân hàng thương mại trên địa bàn cạnh tranh khốc liệt để phát triển tín dụng, chạy đua lãi suất thì các ngân hàng nước ngoài lại đi sâu phát triển các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trường ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, thanh toán quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ lưu ký chứng khoán. Nếu ngân hàng chúng ta vẫn tiếp tục dựa trên các hoạt động ngân hàng truyền thống (huy động vốn và cho vay) thì khó có thể thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng được. Muốn phát triển được dịch vụ ngân hàng, đòi hỏi phải xây dựng chiến lược Marketing phù hợp nhằm gây dựng hình ảnh và thương hiệu

mạnh trên thị trường. Chiến lược Marketing có thể được thực hiện theo định kỳ hoặc theo từng sản phẩm. Ngoài ra sự minh bạch trong các cấp thẩm quyền giúp cho hoạt động của ngân hàng đơn giản và nhanh hơn. Tất cả mọi người trong hệ thống đều biết với khoản vay này của doanh nghiệp sẽ phải thực hiện những bước gì, cần bao nhiêu thời gian để trả lời cho khách hàng. Điều này ở các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực sự còn yếu kém.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nghiên cứu tổng quan hiệu quả hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại; các phương pháp đánh giá, phân tích. Từ đây tạo tiền đề để phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG

CHI NHÁNH LONG AN, TỈNH LONG AN

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long và chi nhánh Long An nhánh Long An

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Kienlongbank

- Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long

- Tên giao dịch quốc tế: Kien Long Commercial Joint - Stock Bank - Tên gọi tắt: KienlongBank

- Mạng lưới hoạt động: Hội sở và 134 Chi nhánh, Phòng giao dịch trên toàn quốc - Hoạt động chính: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi. Cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá. Cung ứng các phương tiện thanh toán, cung ứng dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối và thực hiện dịch vụ ngân hàng khác.

- Ngân hàng có một Công ty con là Công ty TNHH Một thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản – Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long.

Ngày 27/10/1995, Ngân hàng TMCP Kiên Long khai trương và chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn này đầu tư cho vay chủ yếu ở địa bàn nông thôn từ nguồn tiền mặt huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

Ngân hàng TMCP Kiên Long có những bứt phá ngoạn mục từ việc Ban Lãnh đạo đã quyết tâm mở rộng mạng lưới, đẩy mạnh đầu tư hiện đại hóa công nghệ, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu khả năng thanh toán của nền kinh tế.

Kienlongbank định hướng xây dựng một đội ngũ CB, NV chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết, có chuyên môn, kinh nghiệm để đưa Kienlongbank trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam trong tương lai.

Phát triển mạng lưới: Tính đến hết năm 2019, Kienlongbank có 117 điểm giao dịch, trong đó gồm 28 chi nhánh và 89 phòng giao dịch, có mặt tại 26 tỉnh, thành. Trong những năm tới, Kienlongbank sẽ tiếp túc phát triển mạng lưới hoạt động ở hai khu vực miền Trung và miền Bắc nhằm thúc đẩy sự phát triển và lớn mạnh của Kienlongbank. Đồng thời, đánh dấu sự hiện diện của Kienlongbank khắp cả 03 miền Bắc, Trung và Nam

Phát triển thương hiệu: Trong bốn năm trở lại đây, Kienlongbank triển khai chuẩn hóa lại bộ nhận diện thương hiệu, thông qua việc chuẩn hóa các kênh thông tin quảng bá cho khách hàng, quy chuẩn các tài liệu vật phẩm quảng bá, quy chuẩn về hệ thống nội ngoại thất và không gian giao dịch.

Liên kết với các đối tác: Ngân hàng Kiên Long đã liên kết với Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo các lớp: lớp Giám đốc điều hành (CEO), lớp Văn hoá Doanh nghiệp nhằm trang bị đầy đủ các kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Ký kết hợp tác chiến lược với ba đối tác là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh nhằm nâng cao năng lực tài chính, chuyển giao công nghệ và đào tạo. Ngân hàng Kiên Long đã triển khai thành công sản phẩm Internet Banking đi vào hoạt động. - Triển khai hoạt động thanh toán quốc tế như: chuyển tiền bằng điện, nhờ thu, tín dụng chứng từ … kèm theo dịch vụ tư vấn miễn phí trực tiếp và qua đường dây nóng nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.

Xây dựng cơ sở vật chất: Năm 2019, Kienlongbank tiếp tục chỉnh trang các trụ sở hoạt động, đã cho di dời địa điểm và xây mới các tòa nhà trụ sở, gồm CN Vĩnh Long và các PGD: Vĩnh Hải, Cam Ranh, Ninh Hòa (Khánh Hòa), Long Mỹ (Hậu Giang), Tiểu Cần (Trà Vinh), Châu Đốc (An Giang), Ba Tri, Mỏ Cày Nam (Bến Tre), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Lái Thiêu (Bình Dương), góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nhằm chỉnh trang lại cơ sở vật chất và nâng cao uy tín thương hiệu trong lòng khách hàng. Qua đó, giúp khách hàng trải nghiệm được không gian thoải mái khi đến giao dịch tại Kienlongbank.

- Tính đến hết năm 2019 Kienlongbank có tổng tài sản đạt 30.451 triệu đồng, tăng 20% so với đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng tăng 22%, đạt mức 19.597 triệu đồng, tổng huy động tăng 14%, đạt 22.889 triệu đồng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 16.35%.

- Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Kiên Long luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Nhà nước. Thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

- Chấp hành tốt mọi quy định của ngành để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, tích cực huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để cung ứng vốn cho nền kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Từ những thành quả đạt được, Ngân hàng Kiên Long đã nhận được nhiều bằng khen của UBND tỉnh, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2007 Ngân hàng Kiên Long được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký Quyết định số 1224/2007/QĐ-CTN (ngày 26/10/2007), về việc tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Ngân hàng TMCP Kiên Long vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2002 đến năm 2006, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.

Kienlongbank Long An

- Địa chỉ: 80 Hùng Vương, Phường 2, TP. Tân An, tỉnh Long An - Ngày thành lập: 29/12/2010

- Chức năng hoạt động chủ yếu:

Thực hiện nghiệp vụ về tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp theo quy định của NHNN và quy định về phạm vi hoạt động được phép của chi nhánh, các quy định, quy chế của ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long;

Tổ chức công tác hạch toán và an toàn kho quỹ theo quy định của NHNN và Quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của ngân hàng;

Phối hợp các phòng nghiệp vụ Ngân hàng trong công tác kiểm tra kiểm soát và thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra mọi mặt hoạt động của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc;

Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương hiệu; nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động;

Xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo định hướng phát triển chung tại khu vực và của toàn ngân hàng trong từng thời kỳ;

Tổ chức công tác hành chính quản trị, nhân sự phục vụ cho hoạt động của đơn vị thực hiện theo công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của toàn bộ nhân viên toàn chi nhánh một cách tốt nhất.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận của Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long chi nhánh Long An phần Kiên Long chi nhánh Long An

Hình 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Kienlongbank Long An

Nguồn: Kienlongbank Long An Ban Giám Đốc: (i) Giám Đốc: Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của đơn

vị theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. Được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật, nâng lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình; (ii) Phó Giám Đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc về các nghiệp vụ cụ thể trong tổ chức, tài chính thẩm định, huy động vốn.

Phòng Quản lý tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định của Kienlongbank và Chi nhánh. Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh. Nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng từng ngành, từng nhóm khách hàng phù hợp với chỉ đạo của Kienlongbank. Ban Giám Đốc Phòng Quản lý tín dụng Phòng khách hàng DN Phòng khách hàng CN Phòng kế toán Phòng giao dịch

Phòng khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp quản lý và chăm sóc khách hàng là

các doanh nghiệp có mối quan hệ lâu năm với ngân hàng. Tham mưu đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển mối quan hệ với khách hàng doanh nghiệp lớn. Tham gia trực tiếp vào quá trình xét duyệt và cho vay đối với khách hàng là các doanh nghiệp lớn có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng và trực tiếp tiếp nhận và xử lý các tình huống, các vấn đề phát sinh liên quan đến khách hàng doanh nghiệp lớn được quản lý.

Phòng khách hàng cá nhân: Trực tiếp quản lý và chăm sóc khách hàng cá nhân của chi nhánh ngân hàng. Tham mưu đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển mối quan hệ với khách hàng cá nhân. Tham gia trực tiếp vào quá trình xét duyệt và cho vay đối với khách hàng cá nhân nhu cầu vay vốn của Ngân hàng và trực tiếp tiếp nhận và xử lý các tình huống, các vấn đề phát sinh liên quan đến khách hàng cá nhân của chi nhánh ngân hàng.

Phòng kế toán: Có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau: hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, các hoạt động thu, chi tài chính, lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của đơn vị; tham mưu cho lãnh đạo đơn vị chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính – kế toán…Về nhiệm vụ, Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh; chủ trì và phối hợp với các phòng có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của công ty; thực hiện, tham gia thực hiện và trực tiếp quản lý công tác đầu tư tài chính, cho vay tại đơn vị; tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về việc chỉ đạo thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh long an (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)