Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh long an (Trang 74 - 80)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.3.2. Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long

Kienlongbank cần có cơ chế hỗ trợ lãi suất với nguồn vốn điều hòa trong khi chi nhánh nỗ lực huy động từ dân cư nhằm giúp chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ theo chủ trương, chính sách của Nhà nước và định hướng hoạt động của Kienlongbank.

Đầu tư cơ sở vật chất cho các chi nhánh và PGD, nhất là các chi nhánh tại các huyện vùng sâu, vùng xa gần biên giới. Đồng thời có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho nhân viên làm việc tại các vùng này thông qua tiền lương, thưởng và tăng thêm định biên nhân sự cho các chi nhánh nhằm giảm tải cho CBTD, nâng cao chất lượng quản lý khoản vay.

Khảo sát lại toàn bộ máy móc thiết bị của chi nhánh, qua đó lập kế hoạch sửa chữa, mua sắm thay thế mới để vừa đảm bảo yêu cầu đồng bộ với hệ thống IPCAS, vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh.

Cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng

Không chỉ chinh phục khách hàng doanh nghiệp, Kienlongbank Long An cần tập trung vào các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân có tài sản bảo đảm, trong đó hướng chủ yếu vào các nhóm sản phẩm chính sau: Cho vay thế chấp/vay tiêu dùng thế chấp bất động sản; vay mua ôtô; các sản phẩm cho vay có bảo đảm khác. Linh hoạt hơn đối với các sản phẩm cho vay không có tài sản bảo đảm và thẻ tín dụng, không chỉ tập trung vào nhóm khách hàng cao cấp trên thị trường, thanh toán lương bằng tài khoản mà còn đẩy mạnh sang các khách hàng thu nhập trung bình, trả lương bằng tiền mặt tại các đơn vị ngoài công lập.

Phát triển nhân lực chất lượng cao của ngân hàng

Xây dựng tiêu chuẩn về chức danh công việc: Cần thiết phải xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực. Về lâu dài, nên từng bước xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp ứng với mỗi chức danh, vị trí công việc làm cơ sở cho việc hướng đến việc tiêu chuẩn hóa cán bộ theo các cấp độ đào tạo khác nhau. Đây là thông lệ phổ biến của các ngân hàng thương mại trên thế giới, nhưng lại rất ít ở Việt Nam. Kienlongbank Long An hiện nay cũng đã có bộ tiêu chuẩn chức danh công việc nhưng mới chỉ mang tính hình thức không được áp dụng phổ biến trong toàn ngân hàng.

Bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng: Đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản cho cán bộ hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng cao của môi trường kinh doanh. Đồng thời đào tạo toàn bộ cán bộ nhân viên nâng cao đạo đức nghề nghiệp cũng là yếu tố sống còn trong bối cảnh đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng suy thoái như trong giai đoạn hiện nay. Chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề ho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện. Đa dạng hoá việc đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp cho đội ngũ giao dịch viên và chuyên viên quan hệ khách hàng tại các PGD nhằm tạo dựng phong cách kinh doanh hiện đại, đáp ứng yêu cầu và các phẩm chất cần có của mạng lưới bán lẻ. Phải coi trọng việc đào tạo các kỹ năng mềm cho cán bộ tác nghiệp nhằm biến tiềm năng

kiến thức thành hiệu quả công việc. Đồng thời cần quan tâm thích đáng tới việc đào tạo ngoại ngữ (đặc biệt tiếng Anh) ở các PGD đóng tại các đô thị lớn để đón trước thời cơ mở rộng giao dịch với khách hàng nước ngoài. Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng, ngoài những tiêu chuẩn về kiến thức nghiệp vụ cơ bản cần có thêm các đặc điểm sau: phải nắm chắc về pháp luật, đặc biệt là luật kinh tế và luật dân sự. Phải nắm chắc các quy định, thể chế và vận dụng một cách linh hoạt, phải có khả năng tổng hợp, phân tích, xác định những điều đúng, chưa đúng, chưa phù hợp của các chế độ, thể chế để kiến nghị với cấp trên. Phải có kiến thức khoa học tâm lý, trình độ ngoại ngữ và tin học.

Đào tạo bài bản cho cán bộ mới tuyển dụng: Trong một khoảng thời gian nữa, chất lượng tân cử nhân ngành tài chính ngân hàng ở Việt Nam chưa thể có sự cải thiện đáng kể. Vì vậy, việc đào tạo bài bản cho cán bộ tân tuyển dụng vẫn là một chương trình trọng điểm kèm theo các khoản chi phí lớn mới có thể sử dụng lực lượng này vào những công việc cụ thể. Trong tương lai xa hơn, việc đào tạo phải được thực hiện theo phương pháp “vết dầu loang” - đào tạo ra đội ngũ để đào tạo những người khác, gắn việc đào tạo lý thuyết với thực hành nghề nghiệp tại chỗ nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo. Phải coi việc đào tạo và tự đào tạo cán bộ tân tuyển dụng là quy chế bắt buộc, là nội dung của văn hoá tổ chức. Cần đa dạng hóa phương thức đào tạo, quan tâm thích đáng đến hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học về kiến thức, về không gian, thời gian. Tổ chức đa dạng các chương trình đào tạo ở các cấp độ cơ bản cũng như nâng cao, nghiên cứu ban hành các giáo trình chuẩn, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên,…

Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng

Tin học hóa các quy trình kinh doanh và quản lý NH, đào tạo cho cán bộ, nhân viên NH có khả năng làm chủ công nghệ đó là một yêu cầu cấp thiết. Mặt khác, trong xu thế hội nhập hiện nay yêu cầu đặt lên vai đội ngũ cán bộ, nhân viên là rất lớn, chắc chắn sẽ nhiều môi trường cạnh tranh gay gắt nên để đáp ứng được nhu cầu của những đối tượng cần phải có nguồn nhân lực tốt và chất lượng dịch vụ cao và là yếu tố nền tảng quan trọng nhất của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, đề tài căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh kết hợp với các nhiệm vụ, mục tiêu mà Kienlongbank đề ra, Kienlongbank Long An đã đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế của Kienlongbank Long An mà trong chương 2 đã phân tích và xác định nguyên nhân. Trong đó tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại thời gian tới, đồng thời luận văn cũng nêu lên một số kiến nghị với NHNN chi nhánh Tỉnh Long An, Kienlongabnk và UBND Tỉnh Long An.

KẾT LUẬN

Từ yêu cầu phải làm rõ những vấn đề lý thuyết và thực tiễn đối với vấn đề hiệu qủa kinh doanh của NHTM và vận dụng vào việc nghiên cứu hiệu quả kinh doanh đối với Kienlongbank, tác giả khẳng định Kienlongbank là một trong những ngân hàng cổ phần hoạt động có hiệu quả, có đầy đủ ưu thế về cạnh tranh nhưng cũng không tránh khỏi những yếu kém nhất định. Nghiên cứu của tác giả về vấn đề hiệu quả kinh doanh của Kienlongbank là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại khi mà các NHTM và bản thân Kienlongbank còn đang lúng túng tháo gỡ khó khăn và định hướng đường lối phát triển. Nghiên cứu của tác giả đã có những đóng góp chính sau:

Thứ nhất, luận văn tổng hợp các lý luận có liên quan đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại;

Thứ hai, phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Kienlongbank Long An giai đoạn 2017 – 2019. Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra kết quả đạt được, những hạn chế cũng như nguyên nhân còn tồn tại và hạn chế đối với hiệu quả kinh doanh đang còn thấp của Kienlongbank Long An (do kinh tế khó khăn, hoạt động mở rộng mạng lưới ồ ạt, công tác quản trị, sự gia tăng cạnh tranh, chiến lược kinh doanh của ngân hàng…);

Thứ ba, tác giả đã tổng quát định hướng phát triển của Kienlongbank thời gian tới cũng như đề ra mục tiêu cụ thể mà chi nhánh cần đạt được. Qua đó, đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Kienlongbank Long An giai đoạn 2020 - 2025.

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, hiểu biết và kinh nghiệm thực tế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên quan tâm tới đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Đăng Dờn (2014). Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[2]. Nguyễn Đăng Dờn (2016). Giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[3]. Nguyễn Đăng Dờn (2017). Giáo trình “Tài chính tiền tệ”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[4]. Đoàn Thị Hồng (2017), tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

[5]. Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long - Chi nhánh Long An, Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019.

[6]. Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long, ban hành Quy chế điều hành lãi suất cho vay từ ngày 01/01/2019.

[7]. Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long, ban hành Quy định định mức chi phí hoạt động từ ngày 01/01/2020.

[8]. Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long, thông báo kết luận chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2020.

[9]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đề án phát triển ngành ngân hàng đến 2010 và định hướng đến 2020.

[10]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN.

[11]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013: Quy định về phân loại tài sản nợ, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[12]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016: Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

[13]. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Quyết định số: 1627/QĐ-NHNN, ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

[14]. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Thông tư 09/2017/TT-NHNN ngày 14 tháng 08 năm 2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 19/2013TT- NHNN ngày 06 tháng 09 năm 2013 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

[15]. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành.

[16]. Quốc hội (2010), “Luật các tổ chức tín dụng”, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

[17]. Quốc hội (2017), Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 06 năm 2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

[18]. Phan Anh Tuấn (2015), Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Nam Á tại Cần Thơ đến năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh long an (Trang 74 - 80)