Tăng cường hiệu quả quản trị chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh long an (Trang 66 - 68)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.2. Tăng cường hiệu quả quản trị chiến lược

Ứng dụng phương pháp quản trị hiện đại, quản trị theo mục tiêu và theo kế hoạch kinh doanh, cải tiến từ khâu xây dựng chiến lược kinh doanh đến khâu kế hoạch

phát triển ngắn, trung và dài hạn, tăng cường kiểm soát rủi ro và mở rộng hợp tác. Trong quá trình phát triển không ngừng cải thiện các mối quan hệ khách hàng, thực hiện công khai minh bạch trong nội bộ và với xã hội. Tạo ra được cách suy nghĩ, cách làm việc và quản lý khoa học dựa trên hệ thống thông tin chính xác, đầy đủ có sự hỗ trợ tối đa của máy móc, áp dụng hệ thống hỗ trợ ra quyết định phục vụ cho cán bộ lãnh đạo các cấp trong việc điều hành và quản lý hoạt động ngân hàng. Tăng cường trang bị vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc, xây dựng chương trình phần mềm giao dịch đồng bộ đáp ứng yêu cầu quy trình điều hành, quy trình nghiệp vụ đặc thù của chi nhánh và khai thác tốt cơ sở dữ liệu trong quá trình tác nghiệp.

Nâng cao chất lượng thông tin cho vay: Hình thành kênh thông tin lãnh đạo để cung cấp kịp thời, chính xác thông tin phục vụ điều hành và ra những quyết sách thông minh, chính xác. Thông tin cho vay là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng theo nghĩa rộng. Trong công tác cho vay, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho Ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không. Thông tin cho vay có thể thu được từ các nguồn sẵn có ở ngân hàng (hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của cán bộ tín dụng…), từ khách hàng (theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp) từ các nguồn thông tin khác(các cơ quan thông tin đại chúng, tòa án…). Các thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ tín dụng cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,…dựa trên việc áp dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư. Để đảm bảo cho hệ thống thông tin của các NHTM hoạt động có hiệu quả, là nơi tin cậy để giúp các cán bộ tín dụng nắm được các thông tin cần thiết, cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với khách hàng doanh nghiệp. Trước mắt phải kiểm toán tài liệu, cân đối kế toán và kết quả hoạt động tài chính của các đơn vị xin vay vốn, trước mắt thực hiện đối với các dự án có quy mô từ trung bình trở lên (Nếu không có kiểm toán thì phải có báo cáo quyết toán thuế).

- Tổ chức dữ liệu trên cơ sở các chỉ tiêu tín dụng chuẩn hóa, cung cấp thông tin và các báo cáo ngược lại trên mạng cho tất cả các chi nhánh NHTM và các phòng ban NHTM (Hội sở chính).

Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát tín dụng: Hầu hết các ngân hàng đều đã thành lập Ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO Committee) và Hội đồng tín dụng trực thuộc ban điều hành nhằm đề ra và theo dõi việc thực thi các chính sách, các quy trình kiểm soát rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Trong lĩnh vực tín dụng, việc xây dựng được một cẩm nang tín dụng với những hướng dẫn chi tiết về quy trình thẩm định, chấm điểm tín dụng, xét duyệt cho vay phù hợp với chuẩn mực quốc tế là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự áp dụng nhất quán và chặt chẽ chính sách tín dụng các ngân hàng. Việc tập trung quá mức vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua đã đưaKienlongbank Long An rơi vào trạng thái rủi ro tín dụng, với hệ quả là nợ xấu có dấu hiệu tăng. Kienlongbank Long An cần nghiêm túc kiểm soát lại mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong mối tương quan với các nguồn lực và khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng của mình.

Đổi mới quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay: Hiện nay, Kienlongbank Long An đã triển khai thành công quy trình luân chuyển hồ sơ tín dụng tự động từ chi nhánh đến chuyên gia phê duyệt. Đây là nhân tố quan trọng giúp xóa bỏ khoảng cách địa lý giữa nơi phát sinh hồ sơ và chuyên gia phê duyệt tại hội sở, đồng thời gúp lưu trữ và quản lý hồ sơ tốt hơn, theo dõi cam kết chất lượng dịch vụ một cách chuyên nghiệp, giúp cho thời gian phê duyệt tín dụng được rút ngắn. Tuy nhiên, hồ sơ cho vay đầu tư trước khi lãnh đạo ký duyệt cần phải được kiểm tra xem xét toàn diện, chính xác và khách quan từ khâu lập hồ sơ, nhận xét năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp, khả năng tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tính khả thi của phương án…Do vậy, nếu chỉ để một cán bộ tín dụng đảm nhận tất cả các khâu sẽ không tránh khỏi sai sót do trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của mỗi cán bộ khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh long an (Trang 66 - 68)