Những đặc trưng của công tácquản lý dự án:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 33 - 34)

Trong thời gian qua xuất hiện của nhiều công trình kém chất lượng, công trình thi công dở dang, chậm hoàn thành, gây thất thoát, lãng phí gây nhiều bức xúc, khiến mỗi người trong chúng ta không khỏi băn khoăn, suy nghĩ. Nếu các nhà đầu tư, nhà quản lý hiểu rõ được kiến thức quản lý dự án, nắm vững được quy luật vận động của dự án thì sẽ tránh được rất nhiều vấn đề.

Từ những năm 1950 trở lại đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế xã hội, các nước đều cố gắng nâng cao sức mạnh tổng hợp của bản thân nhằm theo kịp cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa. Thời gian qua, Việt Nam đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, có những dự án mang giá trị rất cao (lên tới hàng tỷ USD) có tác động mạnh tới nhiều địa phương. Chính trong tiến trình này, các tập đoàn doanh nghiệp lớn hiện đại hóa không ngừng xây dựng những dự án công trình có quy mô lớn, kỹ thuật cao, chất lượng tốt. Dự án đã trở thành phần cơ bản trong cuộc sống xã hội. Cùng với xu thế mở rộng quy mô dự án và sự không ngừng nâng cao về trình độ khoa học công nghệ, các nhà đầu tư dự án cũng yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng dự án.

Vì thế, công tác quản lý dự án trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của dự án. Quản lý dự án là sự vận dụng cả lý luận, phương pháp khoa học, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, kiểm tra, giám sát, khống chế và định giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án.

* Quản lý dự án bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:

- Chủ thể của quản lý dự án chính là người trực tiếp quản lý dự án.

- Khách thể của quản lý dự án liên quan đến phạm vi công việc của dự án (tức là toàn bộ nhiệm vụ công việc thực hiện của dự án). Những công việc này tạo thành quá trình vận động của hệ thống dự án. Quá trình vận động này được gọi là chu kỳ tồn tại của dự án.

34

- Mục đích của quản lý dự án là để thực hiện mục tiêu của dự án, tức là sản phẩm cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bản thân của việc quản lý không phải là mục đích mà là cách thực hiện mục đích.

- Chức năng của quản lý dự án có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án. Nếu tách rời các chức năng này thì dự án không thể vận hành có hiệu quả mục tiêu quản lý cũng không được thực hiện. Quá trình thực hiện mỗi dự án đều cần có tính sáng tạo, vì thế chúng ta thường coi việc quản lý dự án là quản lý sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)