3.6.1 Cơ sở pháp lý và các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
- Thời gian qua, việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình ở huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, công trình văn hoá được xây dựng mới, cải tạo, mở rộng thời gian qua là những minh chứng cụ thể cho những thành tựu ấy.
- Tuy nhiên, thực tiễn cũng chỉ ra rằng bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, đặc biệt là vấn đề chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước chưa cao. Điều này được thể hiện trên thực tế ở những khía cạnh sau:
+ Việc đầu tư dàn trải vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, chất lượng công trình xây dựng của không ít dự án còn thấp dẫn đến nhiều công trình mới xây dựng xong, chưa sử dụng đã xuống cấp hoặc không sử dụng được.
+ Chi phí đầu tư xây dựng công trình thường vượt tổng mức đầu tư, nhiều chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng. Đặc biệt là tình trạng lãng phí, thất
61
thoát vốn đầu tư nhà nước xảy ra ở nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế, gây ra nhiều hậu quả không tốt về mặt kinh tế và xã hội.
+ Tình trạng nhiều dự án, nhiều công trình kéo dài thời gian do thiếu vốn, do không giải phóng được mặt bằng vẫn diễn ra ở nhiều nơi.
- Nhiều dự án nông nghiệp và phát triển nông thônchưa được quản lý tốt từ khi nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi đến khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng mà các phương tiện thông tin đại chúng đã chỉ ra thời gian qua là những minh chứng cụ thể phản ánh chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải được nghiên cứu khắc phục.
- Những bộ Luật chủ yếu hiện hành liên quan đến quản lý nhà nước về DAĐT XDCT gồm:
+ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc Hội: Quy đinh phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc lập cam kết về môi trường trong nghiên cứu khả thi, tiền khả thi...Theo đó hầu hết các dự án Đầu tư xây dựng đều chịu tác động điều chỉnh của Luật trong quá trình thực hiện.
+ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội: Theo Luật này, nguyên tắc định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất, trình tự và thủ tục thực hiện giải phóng mặt bằng. Như vậy kinh phí thực hiện công tác GPMB tăng lớn và các yêu cầu của người dân về đền bù đòi hỏi sát thị trường.
+ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội: Hoạt động quản lý dự án chịu điều chỉnh bởi các quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu. Hoạt động quản lý đấu thầu là một trong những bộ phận chính của hoạt động quản lý dự án.
+ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội: Điều chỉnh tất cả các dự án đầu tư công; quản lý hoạt động đầu tư; quy định toàn bộ việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công từ chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, phê duyệt, triển khai thực hiện, theo dõi, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án...theo sát tất cả các bước của dự án.
+ Luật Ngân sách nhà nước 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội: Điều
62
chỉnh dự án trong lĩnh vực nguồn vốn NSNN bao gồm công tác lập kế hoạch, sử dụng vốn NSNN cho các dự án.
+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội: Điều chỉnh tất các hoạt động xây dựng; tập trung vào các nội dung về mặt kỹ thuật như quản lý về định mức kinh tế - kỹ thuật, thiết kế về quy hoạch xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; khảo sát và thiết kế xây dựng; giấy phép xây dựng; hợp đồng xây dựng, thi công xây dựng... Đây là Luật chính điều chỉnh cho hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng.
+ Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội: Luật quy định về hoạt động quy hoạch đô thị gồm lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị; tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Các dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn: đê, kè sông...trong đô thị bắt buộc tuân thủ các quy định của Luật.
- Trong các Luật trên có những quy định bắt buộc áp dụng cho mọi loại DAĐT xây dựng không phân biệt nguồn vốn. Có những quy định chỉ áp dụng bắt buộc cho những DAĐT xây dựng sử dụng vốn nhà nước, còn các dự án không sử dụng vốn nhà nước có thể áp dụng hoặc chỉ khuyến khích áp dụng nếu thấy cần thiết.
- Trên cơ sở các Luật do Quốc hội ban hành nêu trên, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành luật và thực thi luật trong thực tế. Chỉ tính từ thời điểm Luật Xây dựng được ban hành và có hiệu lực đến nay, trong lĩnh vực QLDA đầu tư xây dựng đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành. Năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý DAĐT XDCB, Nghị định đã hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thực hiện DAĐT xây dựng; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập DAĐT xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và giám sát XDCB. Nghị định quy định việc đầu tư XDCT phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
- Sau một thời gian áp dụng Nghị định số 16/2005/NĐ-CP đã nảy sinh một số bất cập trong QLDA đầu tư. Nhận ra những bất cập, thiếu sót của Nghị định số
63
16/2005/NĐ-CP Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 để sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP. Ở Nghị định này vấn đề chủ đầu tư đã được quy định rõ ràng và cụ thể hơn.
- Để phù hợp với tình hình mới, năm 2009 Chính phủ lại ban hành Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý DAĐT XDCT. Nghị định này có nhiều sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn so với Nghị định trước đó, ở Nghị định này có thêm quy định về Giám sát, đánh giá đầu tư. Nội dung giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm: Đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của dự án; Giám sát, đánh giá việc thực hiện dự án của chủ đầu tư theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và việc chấp hành các quy định của nhà nước về đầu tư xây dựng.
- Chỉ trong một thời gian ngắn áp dụng Nghị định số 12/2009/NĐ-CP đã có những quy định không còn phù hợp và có những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn chưa được quy định trong Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, Chính phủ đã khẩn trương ban hành Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP.
- Trong tình hình hiện nay, khi Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 mới được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nghị định này mới ra đời có sự thay đổi căn bản: Về hình thức quản lý dự án, phân định rõ ràng đâu là trách nhiệm, đâu là quyền hạn của nhà nước, đâu là của nhà quyết định đầu tư, đâu là của chủ đầu tư, của nhà thầu....khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Về trình tự đầu tư: Được siết chặt quản lý ngay từ đầu. Về trách quản lý dự án: Đảm bảo dự án đầu tư xây dựng được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để đảm bảo mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dự án. Nghị định chỉ rõ cách thành lập 02 loại ban quản lý là Ban quản lý chuyên ngành và Ban quản lý khu vực với trách nhiệm là chủ đầu tư để quản lý các dự án thuộc ngành, khu vực mà mình phụ trách nếu có đủ điều kiện năng lực đồng thời thuê tư vấn quản lý dự án thực hiện nếu không có đủ năng lực qua đó sẽ giảm, không còn hình thức đại diện chủ đầu tư do chủ đầu tư ủy quyền.
- Như vậy chỉ tính riêng trong lĩnh vực QLDA đầu tư xây dựng, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước luôn luôn theo sát tình hình thực tế, nhanh chóng có những quy định được ban hành để hướng dẫn và điều chỉnh.
64
- Cùng với Chính phủ, các Bộ, ngành trong phạm vi quản lý nhà nước được phân công cũng đã ban hành các Thông tư, Quyết định để hướng dẫn áp dụng.
- Không chỉ trong QLDA nói chung mà ngay cả trong từng nội dung quản lý cụ thể của dự án như quản lý chi phí, quản lý chất lượng,... các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã thường xuyên ban hành các văn bản pháp luật để hướng dẫn áp dụng. Điều này có thể nhận thấy thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian qua.
- Như vậy về mặt quản lý nhà nước, dưới góc độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, có thể nói trong thời gian qua các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo thành một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ để quản lý các DAĐT XDCB. Tuy nhiên, cũng chưa thể nói rằng hệ thống văn bản pháp luật được ban hành trong thời gian qua là đầy đủ và hoàn thiện mà thực tế còn nhiều tồn tại, bất cập thể hiện ở chỗ các văn bản pháp luật chưa theo kịp với sự phát triển của thực tế xã hội, các văn bản đôi lúc còn chồng chéo mâu thuẫn nhau,... Chính vì vậy, việc hoàn thiện các văn bản pháp luật luôn là vấn đề thời sự được đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước.