Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 68 - 72)

- Cao Hào Thi [20] đã tổng quan các nghiên cứu trước và cho thấy những tiêu chí nâng cao năng lực doanh nghiệp, công ty thực hiện dự án có thể là “quá trình thực hiện, giá trị nhận thức của dự án và sự hài lòng của khác hàng với sản phẩm cuối cùng” hay “sự thành công dự án được định nghĩa là hoàn thành một hoạt động trong sự ràng buộc về thời gian, chi phí và hiệu suất”. Cũng theo [20], qua kết quả nghiên cứu trước trên thế giới đã xây dựng mô hình nghiên cứu đối với 239 dự án cơ sở hạ tầng ViệtNam và khẳng định các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công dự án là năng lực nhà quản lý dự án, năng lực các thành viên tham gia và môi trường bên ngoài với mức độ tác động bị ảnh hưởng bởi đặc trưng dự án là giai đoạn hoàn thành và thực hiện trong vòng đời dự án.

- Nguyễn Thị Minh Tâm [21] trong một nghiên cứu của mình về các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động chi phí dự án xây dựng tại Việt Nam trích từ Chan (2001) cho thấy tiến độ dự án cùng với chi phí dự án và chất lượng là ba tiêu chí quan trọng nhất đánh giá sự thành công của dự án; Cũng qua phân tích 216 dự án xây dựng tại Tp. Hồ Chí Minh phản ánh có 06 nhân tố ảnh hưởng đến biến động chi phí

69

dự án là: (I) năng lực bên thực hiện; (II) năng lực bên hoạch định dự án; (III) sự gian lận và thất thoát; (IV) kinh tế; (V) chính sách và (VI) tự nhiên;

- Trần Lê Nguyên Khánh [22] đã trích dẫn từ Belassi và Tukel (1996), cho rằng nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án vào 04 phạm vi dự án, nhà quản lý dự án và thành viên tham gia, tổ chức và môi trường bên ngoài, đồng thời giải thích các mối quan hệ qua lại giữa các nhóm yếu tố.

- Phạm Hữu Vinh [23] đã thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Đà Nẵng với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5”. Tác giả đã đưa ra các giải pháp như sau: (I) Quản lý dự án đầu tư phải tuân theo qui định của Pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp; (II) Quản lý dự án đầu tư phải đảm bảo xem xét, đánh giá toàn diện các nội dung trong từng giai đoạn của dự án; (III) Quản lý dự án đầu tư phải được hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa; (IV) Quản lý dự án đầu tư phải giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong tổ chức thực hiện dự án; (V) Quản lý dự án đầu tư phải đãm bảo tính kịp thời, nắm bắt cơ hội đầu tư có hiệu quả; (VI) Nâng cao chất lượng công tác lập dự án; (VII) Nâng cao nhận thức đối với công tác thẩm định dự án đầu tư trong điều kiện mới; (VIII) Nâng cao chất lượng giao đấu thầu, đây là việc sống còn của doanh nghiệp, công ty; (IX) Hoàn thiện công tác giám sát và kiểm soát quá trình thi công.

- Bộ Xây dựng [24] nghiên cứu các yếu tố gây chậm trễ và vượt chi phí ở các dự án xây dựng trong giai đoạn thi công. Khảo sát được thực hiện từ các cá nhân đang tham gia trong các dự án xây dựng. Kết quả khảo sát như sau: Có một sự tương đồng khá lớn giữa các bên trong việc nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến chậm trễ và vượt chi phí của dự án trong giai đoạn thi công. Trong đó 04 yếu tố hàng đầu là: Yếu kém của Ban/công tác quản lý dự án, tổ chức quản lý và giám sát yếu kém, khả năng tài chính của chủ đầu tư, khả năng tài chính của nhà thầu được sự đồng thuận rất cao giữa các bên. Giữa chủ đầu tư và nhà thầu có một sự khác biệt giữa yếu tố đứng đầu: Khả năng tài chính của chủ đầu tư đối với nhà thầu, khả năng tài chính của nhà thầu đối với chủ đầu tư. Đối với nhà thầu, vật tư thiếu hụt là một yếu tố quan trọng 45% ảnh hưởng lớn. 52% chủ đầu tư lại cho rằng các sai sót trong thiết kế ảnh hưởng lớn đến việc vượt chi phí và chậm tiến độ ở các dự án của họ. Vấn đề thiết kế

70

thay đổi, sự biến động của giá cả gần như xếp hạng giống nhau giữa các bên.Đây là những vấn đề của ngành xây dựng và thị trường. Như vừa qua, những cơn sốt giá vật tư đã làm các công trình bị trì truệ và chi phí đội lên so với giá dự toán gây rất nhiều thiệt hại cho cả nhà thầu lẫn chủ đầu tư. Sự khác biệt giữa điều kiện thực tế so với khi khảo sát, thiết kế đối với chủ đầu tư và nhà thầu là yếu tố quan trọng xếp hạng lần lượt 08 và 07 với trên 40% các dự án được hỏi đều chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố này. Trên 90% các bên trong dự án cho rằng việc chậm trễ chi trả cho các công việc đã hoàn thành ít hay nhiều đã ảnh hưởng tới việc chậm trễ tiến độ. Đối với phương pháp và công nghệ thi công lạc hậu, 90% tư vấn và nhà thầu cho rằng nó ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí dự án nhưng chủ đầu tư lại không quan tâm đến vấn đề này. Nhân công thiếu/không đáp ứng được yêu cầu tác động đến nhà thầu khá lớn trong việc đảm bảo tiến độ và chi phí cho dự án 84% các nhà thầu. Các yếu tố tiếp theo gây chậm trễ và vượt chi phí đó là: Dự toán, các khoản dự trù thiếu chính xác. Hợp đồng không chặt chẽ, thiếu ràng buộc. Sự yếu kém của thầu phụ. Chậm trễ trong việc nghiệm thu công việc đã hoàn thành. Các sai sót trong quá trình thi công.Các công việc phát sinh.

- Theo Nguyễn Duy Long và các đồng sự [06] về các dự án xây dựng lớn ở Việt Nam với năm vấn đề vướng mắc được xác định là rất thường gặp : Dự án trì hoãn; Vượt chi phí; Xảy ra tai nạn lao động; Chất lượng kém; Tranh chấp giữa các bên tham gia.

Trong nghiên cứu tác giả đã chỉ ra rằng, nếu không giải quyết được các vấn đề vướng mắc trên thì tình trạng chậm trễ và vượt chi phí; Tai nạn lao động; Chất lượng kém; Tranh chấp. Trong đó chậm trễ và vượt chi phí được xác nhận là thường xuất hiện nhất. Xếp hạng Vấn đề Trung bình Độ lệch chuẩn 1 Dự án bị trì hoãn (chậm trễ tiến độ) 3.73 1.11 2 Vượt chi phí 2.98 1.17 3 Tai nạn lao động 2.46 1.36 4 Chất lượng kém 2.34 1.17 5 Tranh chấp 2.21 1.17 download by : skknchat@gmail.com

71

Bảng 2.1: Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng

Từ kết quả trên cho thấy, vấn đề dự án bị trì hoãn và vượt chi phí là hai vấn đề vướng mắc hàng đầu trong ngành xây dựng hiện nay.

Ngoài ra theo Nguyễn Duy Long và đồng sự [06] còn có rất nhiều nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề vướng mắc trong xây dựng. Các nguyên nhân gây chậm trễ và vượt chi phí của dự án được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới từ các nước phát triển như Baldwin và Manthei (1971) ở Hoa Kỳ, Sullivan và Harris (1986) ở Anh đến các nước phát triển như Ardite et al (1985) ở Thổ Nhĩ Kỳ.

72

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)