Kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 76 - 77)

Thang đo được đánh giá qua hai công cụ chính là hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Total Correclation).

Về mặt lý thuyết nhà nghiên cứu có thể được xây dựng từ một nhóm câu hỏi khác nhau.Tuy nhiên đó là lý thuyết, về mặt thực tế có thể trong những câu hỏi có những câu hỏi không cần thiết.Để kiểm tra việc này thông thường người ta sử dụng hai chỉ số thống kê là

hệ số Cronbach’s Alpha và hệ tố tương quan biến tổng (Total Correclation).

Hệ số Cronbach Alpha là hệ số cho phép đánh giá xem nếu đưa cácbiến quan sát nào đó thuộc về một biến nghiên cứu (biến tiềm ẩn, nhân tố) thì nó có phù hợp không.

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp trước hay nói cách khác kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm mục đích loại bỏ biến rác trước khi tiến hành phân tích nhân tố.

Theo Hair et al (2006) đưa ra quy tắc đánh giá như sau:

< 0.6. Thang đo nhân tố là không phù hợp (có thể trong môi trường nghiên cứu đối tượng không có cảm nhận về nhân tố đó)

77

0.6 – 07: Chấp nhận được với các nghiên cứu mới 0.7 – 0.8: Chấp nhận được

0.8 – 0.95: tốt

≥ 0.95: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xét xét các biến quan sát có thể có hiện tượng “trùng biến”.

Theo qui ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.8 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong thực hành, nếu hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.75 là tốt ( Nguyễn Thống, 2013). Cũng có nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 là chấp nhận được trong trường hợp thang đo lường là mới với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

Trong đề tài này, tác giả sử dụng hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0.70 để phục vụ nghiên cứu và lưu ý rằng hệ số Cronbach’s Alpha không phải là một kiểm định thống kê, nó đơn giản chỉ là một hệ số tin cậy (Nguyễn Thống, 2013).

Nhằm loại bỏ các biến rác hay nói khác hơn là nhằm loại bỏ những mục hỏi nào không phân biệt giữa những đối tượng khảo sát cho điểm số cao và những đối tượng khảo sát cho điểm số thấp trong tập hợp toàn bộ các mục hỏi, có nghĩa là những mục hỏi này tương quan yếu với tổng số mỗi người. Theo Nunnally & Burntein (1994) được trích dẫn bởi Trần Lê Nguyên Khánh (2012) thì hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì có thể được xem là biến rác và sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo. Các biến có hệ số tương quan biến/tổng (Item/Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy từ 0.55 trở lên (Hair và cộng sự, 1998).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)