Các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 67)

3.7.1. Các nghiên cứu trên thế giới:

- Fugar, F.D.K., & Agyakwa – Baah, A.B [01] nghiên cứu về những nguyên nhân chậm trễ của việc xây dựng các dự án tại Ghana. Tầm quan trọng của các nguyên nhân được khảo sát từ cá nhân và từ các nhóm được xếp hạng theo chỉ số quan trọng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố tài chính là nhóm xếp hạng cao nhất trong số các yếu tố gây ra sự chậm trễ. Nhóm yếu tố vật liệu được xếp thứ hai và tiếp theo là các yếu tố về quản lý, giám sát.

- Al Ghafly MA [02] nghiên cứu về những nguyên nhân chậm trễ trong xây dựng các dự án dịch vụ công cộng tại Ả Rập Saudi. Những lý do quan trọng nhất gây chậm trễ đã được xác định trong nghiên cứu là: Vấn đề tài chính, thay đổi trong thiết kế và qui mô dự án, chậm trễ trong việc ra quyết định của chủ đầu tư, khó khăn trong việc phối hợp và liên lạc giữa các bên, …

- Chan DW, Kumaraswamy MM [03] nghiên cứu so sánh về nguyên nhân trễ tiến độ trong các dự án xây dựng tại Hong Kong. Nghiên cứu đưa ra kết quả xác định và đánh giá tầm quan trọng tương đối của các yếu tố gây ra chậm trễ trong các dự án xây dựng ở Hong Kong. Kết quả nghiên cứu đưa ra 5 nguyên nhân chính và thường

68

xuyên gây chậm trễ là: Quản lý giám sát công trường kém, địa chất phức tạp, chậm trễ trong việc ra quyết định, sự thay đổi chủ đầu tư.

- S.K. Patil, A.K.Gupta, D. B. Desai, A.s.Sajane [04] khảo sát các dự án xây dựng ở miền tây Maharashtra-Ấn Độ để xác định nguyên nhân của sự chậm trễ và tầm quan trọng của các bên tham gia như chủ đầu tư, nhà tư vấn và nhà thầu. Năm nguyên nhân hàng đầu của sự chậm trễ chủ yếu là thu hồi đất, tác động môi trường của dự án, rắc rối tài chính, thay đổi qui mô từ chủ đầu tư, quản lý giám sát yếu kém.

- X H Jin và các cộng sự [05] trong một nghiên cứu ở Trung Quốc đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện một dự án cao ốc. Dựa trên các yếu tố này, 13 tiêu chuẩn được xác lập để đánh giá mức độ thành công của dự án xây dựng và được chia làm 4 nhóm: Chi phí, thời gian và chất lượng và mối liên hệ giữa chúng. Từ nghiên cứu tác giả đã đưa ra một số đề xuất góp phần cho sự thành công của dự án như: Tăng cường độ trao đổi thông tin giữa các bên xác định rõ mục tiêu của dự án trong giai đoạn hình thành dự án.

3.7.2. Các nghiên cứu trong nước:

- Cao Hào Thi [20] đã tổng quan các nghiên cứu trước và cho thấy những tiêu chí nâng cao năng lực doanh nghiệp, công ty thực hiện dự án có thể là “quá trình thực hiện, giá trị nhận thức của dự án và sự hài lòng của khác hàng với sản phẩm cuối cùng” hay “sự thành công dự án được định nghĩa là hoàn thành một hoạt động trong sự ràng buộc về thời gian, chi phí và hiệu suất”. Cũng theo [20], qua kết quả nghiên cứu trước trên thế giới đã xây dựng mô hình nghiên cứu đối với 239 dự án cơ sở hạ tầng ViệtNam và khẳng định các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công dự án là năng lực nhà quản lý dự án, năng lực các thành viên tham gia và môi trường bên ngoài với mức độ tác động bị ảnh hưởng bởi đặc trưng dự án là giai đoạn hoàn thành và thực hiện trong vòng đời dự án.

- Nguyễn Thị Minh Tâm [21] trong một nghiên cứu của mình về các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động chi phí dự án xây dựng tại Việt Nam trích từ Chan (2001) cho thấy tiến độ dự án cùng với chi phí dự án và chất lượng là ba tiêu chí quan trọng nhất đánh giá sự thành công của dự án; Cũng qua phân tích 216 dự án xây dựng tại Tp. Hồ Chí Minh phản ánh có 06 nhân tố ảnh hưởng đến biến động chi phí

69

dự án là: (I) năng lực bên thực hiện; (II) năng lực bên hoạch định dự án; (III) sự gian lận và thất thoát; (IV) kinh tế; (V) chính sách và (VI) tự nhiên;

- Trần Lê Nguyên Khánh [22] đã trích dẫn từ Belassi và Tukel (1996), cho rằng nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án vào 04 phạm vi dự án, nhà quản lý dự án và thành viên tham gia, tổ chức và môi trường bên ngoài, đồng thời giải thích các mối quan hệ qua lại giữa các nhóm yếu tố.

- Phạm Hữu Vinh [23] đã thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Đà Nẵng với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5”. Tác giả đã đưa ra các giải pháp như sau: (I) Quản lý dự án đầu tư phải tuân theo qui định của Pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp; (II) Quản lý dự án đầu tư phải đảm bảo xem xét, đánh giá toàn diện các nội dung trong từng giai đoạn của dự án; (III) Quản lý dự án đầu tư phải được hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa; (IV) Quản lý dự án đầu tư phải giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong tổ chức thực hiện dự án; (V) Quản lý dự án đầu tư phải đãm bảo tính kịp thời, nắm bắt cơ hội đầu tư có hiệu quả; (VI) Nâng cao chất lượng công tác lập dự án; (VII) Nâng cao nhận thức đối với công tác thẩm định dự án đầu tư trong điều kiện mới; (VIII) Nâng cao chất lượng giao đấu thầu, đây là việc sống còn của doanh nghiệp, công ty; (IX) Hoàn thiện công tác giám sát và kiểm soát quá trình thi công.

- Bộ Xây dựng [24] nghiên cứu các yếu tố gây chậm trễ và vượt chi phí ở các dự án xây dựng trong giai đoạn thi công. Khảo sát được thực hiện từ các cá nhân đang tham gia trong các dự án xây dựng. Kết quả khảo sát như sau: Có một sự tương đồng khá lớn giữa các bên trong việc nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến chậm trễ và vượt chi phí của dự án trong giai đoạn thi công. Trong đó 04 yếu tố hàng đầu là: Yếu kém của Ban/công tác quản lý dự án, tổ chức quản lý và giám sát yếu kém, khả năng tài chính của chủ đầu tư, khả năng tài chính của nhà thầu được sự đồng thuận rất cao giữa các bên. Giữa chủ đầu tư và nhà thầu có một sự khác biệt giữa yếu tố đứng đầu: Khả năng tài chính của chủ đầu tư đối với nhà thầu, khả năng tài chính của nhà thầu đối với chủ đầu tư. Đối với nhà thầu, vật tư thiếu hụt là một yếu tố quan trọng 45% ảnh hưởng lớn. 52% chủ đầu tư lại cho rằng các sai sót trong thiết kế ảnh hưởng lớn đến việc vượt chi phí và chậm tiến độ ở các dự án của họ. Vấn đề thiết kế

70

thay đổi, sự biến động của giá cả gần như xếp hạng giống nhau giữa các bên.Đây là những vấn đề của ngành xây dựng và thị trường. Như vừa qua, những cơn sốt giá vật tư đã làm các công trình bị trì truệ và chi phí đội lên so với giá dự toán gây rất nhiều thiệt hại cho cả nhà thầu lẫn chủ đầu tư. Sự khác biệt giữa điều kiện thực tế so với khi khảo sát, thiết kế đối với chủ đầu tư và nhà thầu là yếu tố quan trọng xếp hạng lần lượt 08 và 07 với trên 40% các dự án được hỏi đều chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố này. Trên 90% các bên trong dự án cho rằng việc chậm trễ chi trả cho các công việc đã hoàn thành ít hay nhiều đã ảnh hưởng tới việc chậm trễ tiến độ. Đối với phương pháp và công nghệ thi công lạc hậu, 90% tư vấn và nhà thầu cho rằng nó ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí dự án nhưng chủ đầu tư lại không quan tâm đến vấn đề này. Nhân công thiếu/không đáp ứng được yêu cầu tác động đến nhà thầu khá lớn trong việc đảm bảo tiến độ và chi phí cho dự án 84% các nhà thầu. Các yếu tố tiếp theo gây chậm trễ và vượt chi phí đó là: Dự toán, các khoản dự trù thiếu chính xác. Hợp đồng không chặt chẽ, thiếu ràng buộc. Sự yếu kém của thầu phụ. Chậm trễ trong việc nghiệm thu công việc đã hoàn thành. Các sai sót trong quá trình thi công.Các công việc phát sinh.

- Theo Nguyễn Duy Long và các đồng sự [06] về các dự án xây dựng lớn ở Việt Nam với năm vấn đề vướng mắc được xác định là rất thường gặp : Dự án trì hoãn; Vượt chi phí; Xảy ra tai nạn lao động; Chất lượng kém; Tranh chấp giữa các bên tham gia.

Trong nghiên cứu tác giả đã chỉ ra rằng, nếu không giải quyết được các vấn đề vướng mắc trên thì tình trạng chậm trễ và vượt chi phí; Tai nạn lao động; Chất lượng kém; Tranh chấp. Trong đó chậm trễ và vượt chi phí được xác nhận là thường xuất hiện nhất. Xếp hạng Vấn đề Trung bình Độ lệch chuẩn 1 Dự án bị trì hoãn (chậm trễ tiến độ) 3.73 1.11 2 Vượt chi phí 2.98 1.17 3 Tai nạn lao động 2.46 1.36 4 Chất lượng kém 2.34 1.17 5 Tranh chấp 2.21 1.17 download by : skknchat@gmail.com

71

Bảng 2.1: Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng

Từ kết quả trên cho thấy, vấn đề dự án bị trì hoãn và vượt chi phí là hai vấn đề vướng mắc hàng đầu trong ngành xây dựng hiện nay.

Ngoài ra theo Nguyễn Duy Long và đồng sự [06] còn có rất nhiều nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề vướng mắc trong xây dựng. Các nguyên nhân gây chậm trễ và vượt chi phí của dự án được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới từ các nước phát triển như Baldwin và Manthei (1971) ở Hoa Kỳ, Sullivan và Harris (1986) ở Anh đến các nước phát triển như Ardite et al (1985) ở Thổ Nhĩ Kỳ.

72

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Qui trình nghiên cứu

Nghiên cứu này thông qua phương pháp khảo sát thực tế để phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý về chất lượng dự án của Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Cụ thể như sau:

- Nghiên cứu sơ bộ (Giai đoạn 1):Thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính: được tiến hành bằng cánh thảo luận với giáo viên hướng dẫn và 05 chuyên gia ngành xây dựng công tác trong lĩnh vực quản lý dự án, là lãnh đạo và có thâm niên lâu năm trên địa bàn huyện Thủ Thừa hoặc trên địa bàn tỉnh Long An. Đồng thời tìm hiểu thông qua thực tiễn tại Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng huyện Thủ Thừa; các văn bản pháp luật Nhà nước; những tạp chí, bài báo; các nghiên cứu trước đây nói về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng huyện Thủ Thừa nhằm xây dựng thang đo sơ bộ.

- Nghiên cứu chính thức (Giai đoạn 2): Được thực hiện theo phương pháp định lượng và tiến hành ngay sau khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả sơ bộ. Giai đoạn này nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng, kiểm định mô hình nghiên cứu. Bảng câu hỏi do đối tượng tự trả lời là công cụ chính để thu thập dữ liệu. Đối tượng trong phạm vi nghiên cứu là những cá nhân tham gia trực tiếp vào các dự án có sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An đặc biệt là huyện Thủ Thừa.

- Nghiên cứu định lượng: được thực hiện tiếp theo khảo sát khoảng 36 người để có tối thiểu 24 phiếu phỏng vấn của các cá nhân tham gia trực tiếp vào các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Thủ Thừa theo cách lấy mẫu thuận tiện nhằm phát hiện các sai sót của bảng câu hỏi và kiểm tra thang đo. Kết quả giai đoạn này là xây dựng được một bảng câu hỏi phỏng vấn dùng cho nghiên cứu giai đoạn 2.

73

Sau khi thu thập dữ liệu, sẽ chọn ra các mẫu trả lời hữu ích nhất để nhập liệu vào chương trình SPSS20.0 và phân tích dữ liệu.

Khi thực hiện một nghiên cứu phải lập một quy trình gồm các bước thực hiện cụ thể và các bước này được thiết lập theo từng giai đoạn của cuộc nghiên cứu với các mục tiêu tương ứng.

Trình tự nghiên cứu được trình bày theo sơ đồ sau:

Hình 6.1: Trình tự nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu

Xác định sơ bộ các yếu tố ảnh đến quản lý chất lượng dự án của Ban QLDA ĐT XD Thủ

Thừa

Thiết kế sơ bộ bảng câu hỏi (BCH)

Khảo sát thử nghiệm

Sửa chửa, hoàn chỉnh bảng câu hỏi chính thức

Khảo sát chính thức

Phân tích nhân tố chính (PCA)

Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý chất lượng dự án Thực tiễn Ban QLDA

ĐT XD huyện Thủ Thừa; Tham khảo văn bản pháp luật Nhà nước;

những tạp chí, bài báo; các nghiên cứu trước đây; ý kiến chuyên gia về kinh nghiệm quản lý

chất lượng dự án. Không đạt Đạt Kết luận và kiến nghị Nhóm chuyên gia thứ 2: (gồm 36 chuyên gia) Tham khảo chuyên gia (gồm 5 chuyên gia) download by : skknchat@gmail.com

74

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dự án

Kế thừa những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã phân tích như trên, tác giả đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình cho Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng huyện Thủ Thừa với 05 giả thuyết nghiên cứu sau:

Giả thuyết (GT1):Năng lực quản lý và thực hiện dự án của các đơn vị tham gia.

Giả thuyết (GT2):Khả năng lựa chọn các nhà thầu:

Giả thuyết (GT3): Khả năng cân đối tài chính cho dự án.

Giả thuyết (GT4):Chính sách pháp luật.

Giả thuyết (GT5): Trình tự thủ tục pháp lý.

n n n n nnn nn nnn nnn

Hình 4.2: Sơ đồ giả thuyết nghiên cứu

4.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu:

Bảng câu hỏi là một phương pháp thống kê được dùng để khảo sát, thu thập dữ liệu cho nghiên cứu chính thức. Nội dung bảng câu hỏi ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nghiên cứu. Bảng câu hỏi thiết kế không tốt có thể sẽ dẫn đến kết quả nghiên cứu bị sai lệch so với điều kiện thực tế.

Khả năng lựa chọn nhà thầu Khả năng cân đối Tài chính Chính sách pháp luật

Các yếu tố nâng cao hiệu quả hoạt động về chất lượng dự án sử dụng NSNN GT2 GT3 GT4 GT5 Năng lực quản lý, thực hiện DA

GT1

Trình tự thủ tục pháp lý

75

Bảng câu hỏi đòi hỏi sự chính xác, rõ ràng, tránh tình trạng câu hỏi được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau đối với người trả lời. Trong bảng câu hỏi, mọi thứ phải được cấu trúc, người nghiên cứu ấn định chính xác những câu trả lời là gì, người trả lời chỉ việc đánh dấu chỉ định câu trả lời giống với ý kiến của mình nhất trong số những câu trả lời đã được soạn sẵn. Vì vậy giai đoạn nghiên cứu sơ bộ ban đầu rất quan trọng cho việc thành công của nghiên cứu.

Các bước tiến hành xây dựng bảng câu hỏi:

Nhận dạng vấn đề cần khảo sát từ nguồn thông tin: Phỏng vấn các chuyên gia trong ngành, tìm hiểu kết quả của các nghiên cứu trước đây, tra cứu thông tin và tài liệu qua sách báo, tạp chí khoa học, các văn bản pháp luật của nhà nước, …

Lựa chọn hình thức câu hỏi và thang đo:

Likert (1931) đã đề xuất thang đo phổ biến trong nhiên cứu kinh tế xã hội với dạng thang đo 5 mức độ. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì thang đo có thể là 3; là 5; là 7 nhưng đều có ý nghĩa gần giống nhau. Trong nghiên cứu này tác giả chọn thang đo 5 mức độ, đây là thang đo phổ biến và hay được dùng trong các nghiên cứu suốt thời gian qua và được thể hiện như bảng sau:

Điểm Đánh giá 1 Rất ít 2 Ít 3 Trung bình 4 Nhiều 5 Rất nhiều

Bảng 4.3: Thang đo nghiên cứu

Xây dựng cấu trúc bảng câu hỏi, nội dung chủ yếu phải bám theo các vấn đề đã được xác định ở bước trên;

Tiến hành khảo sát thử nghiệm nhằm hoàn thiện bảng câu hỏi, chỉnh sửa sai sót, đồng thời thăm dò ý kiến phản hồi từ phía người trả lời.

76

Thu thập thông tin, hoàn thiện bảng câu hỏi và tiến hành phát bảng câu hỏi để thu thập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án về chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)