Hình 3.1 Bản đồ vị trí Huyện Thủ Thừa- Long An
Huyện Thủ Thừa có diện tích tự nhiên 29.901 ha, cách thành phố Tân An 10 Km và cách thành phố Hồ Chí Minh 45 km. Ranh giới hành chính huyện Thủ Thừa cụ thể như sau:
Phía đông giáp huyện Bến Lức và huyện Tân Trụ.
Phía nam giáp thành phố Tân An và huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang). Phía tây giáp huyện Thạnh Hóa.
Phía bắc giáp huyện Đức Huệ.
Thủ Thừa có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 62 chạy qua, Tuyến Đường N2 và đường cao tốc đã được đầu tư xây dựng, là các trục giao thông vô cùng quan trọng trong xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, mặt khác hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa với TP. Tân An và TP. Hồ Chí Minh.
39
Huyện cũng là nơi có con sông Vàm Cỏ Tây chảy qua theo hướng tây bắc - đông nam. Nguồn nước chính cung cấp cho Thủ Thừa là sông Vàm Cỏ Tây, bắt nguồn từ Campuchia chảy qua Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa rồi tới Thủ Thừa, đoạn chảy qua huyện dài 17,3 km, độ sâu trung bình 17m, rộng trung bình 300m. Sông Vàm Cỏ Tây được tiếp nước từ sông Tiền qua hệ thống kênh Hồng Ngự, Dương Văn Dương.
Dân số trung bình năm 2012 là 86.595 người, mật độ dân số 290 người/km2, tương đương mức trung bình mật độ dân số của tỉnh Long An (294 người/km2). Dân số thành thị có 15.248 người (chiếm 17,6% dân số), dân số nông thôn 71.347 người (chiếm 82,4%), tốc độ tăng dân số bình quân 1,56%/năm (2012).
Nhân dân huyện Thủ Thừa có truyền thống cách mạng kiên cường, cần cù chịu khó lao động, song trình độ học vấn và chuyên môn thấp, tập trung chủ yếu ở nông thôn. Mật độ dân số bình quân 290 người/km2 (tỉnh Long An 294 người/km2). Từng bước ổn định đời sống dân cư, nhất là các xã vùng sâu bằng các biện pháp mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng cụm và tuyến dân cư, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Tổng số lao động toàn huyện năm 2002 la: 47.627 người; trong đó, nông - lâm nghiệp 35.800 người (chiếm 75,2%), công nghiệp - xây dựng 4.760 người (chiếm 10%) và thương mại - dịch vụ 5.867 người (chiếm 12,3%), lao động khác 1.200 người chiếm 2,5%. Như vậy, nguồn nhân lực tập trung chủ yếu cho nông - lâm nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành diễn ra chậm.
Ban Quản lý dự án xây dựng huyện Thủ Thừa được thành lập theo Quyết định số 1261/QĐ.UB ngày 09/7/2002 của UBND huyện Thủ Thừa. Ban Quản lý dự án xây dựng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo qui định tại thông tư số 15/2000/TT/BXD ngày 13/11/2000 của Bộ xây dựng hướng dẫn các hình thức quản lý dự án đầu tư và xây dựng.
Đến năm 2016: Ban Quản lý dự án xây dựng huyện Thủ Thừa được đổi tên thành Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDAĐTXD) huyện Thủ Thừa theo Quyết định số 647/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2016. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thủ Thừa thực hiện chức năng nhiệm vụ theo qui định của Luật Xây
40
dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc Hội và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thủ Thừa là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thủ Thừa, có trụ sở, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định, hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động do Ủy ban nhân dân huyện Thủ Thừa ban hành.
Về nhân sự: Lúc mới thành lập (năm 2002) Ban Quản lý dự án xây dựng huyện Thủ Thừa chỉ có 09 cán bộ, công nhân viên. Nhằm phục vụ cho sự phát triển chung của huyện Thủ Thừa đến nay số lượng cán bộ, công nhân viên của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thủ Thừa là 14 người, trong đó gồm Kỹ sư, Cử nhân các ngành như: Xây dựng dân dụng & công nghiệp, Xây dựng cầu đường, Thủy lợi, Cơ khí - kỹ thuật đô thị, Kinh tế - kế toán ….