Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 34 - 38)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.3.3.3. Các nhân tố khác

-Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Mọi hoạt động kinh tế - xã hội khác đều phải tuân thủ những qui định của Nhà nước và pháp luật, hoạt động của NHCSXH cũng không ngoại lệ. Chính sách tín dụng cho vay của NHCSXH phải phù hợp với những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ. Hơn nữa, tín dụng chính sách theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng chính là định hướng cho các hoạt động của NHCSXH. Khi Đảng và Nhà nước đưa ra một chủ trương phát triển một lĩnh vực kinh tế nào đó, thì đi kèm đó là những chính sách cụ thể để hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển cho lĩnh vực đó như định

hướng về lĩnh vực cho vay, chính sách vay vốn ưu đãi, chính sách lãi suất, … Ngược lại, nếu Nhà nước chưa có chủ trương cụ thể thì sẽ gây những khó khăn nhất định trong hoạt động cho vay của NHCSXH.

Ở mỗi địa phương khác nhau sẽ có đặc điểm, điều kện kinh tế khác nhau nên NHCSXH cần phải quan tâm đến phương hướng, chính sách phát triển kinh tế của mỗi địa phương để có những biện pháp thích hợp. Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng góp phần không nhỏ vào hiệu quả hoạt động của NHCSXH khi có những chính sách mở rộng, phát triển hợp lý, hỗ trợ đến từng đối tượng vay vốn.

-Môi trường pháp lý

Hoạt động cho vay của NHCSXH được qui định chặt chẽ bởi các văn bản qui phạm pháp luật do Chính phủ ban hành. Sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hưởng mạnh mẻ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, do vậy sự thay đổi này cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng. Tín dụng chính sách của NHCSXH gắn liền với những chủ trương của Đảng và Nhà nước, một khi có sự thay đổi pháp lý nào cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHCSXH.

-Hoạt động của các tổ chức chính trị - xãhội

Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay NHCSXH đã ký văn bản liên tịch, Hợp đồng uỷ thác một số công đoạn cho vay thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội: Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Các tổ chức chính trị - xã hội này có nhiệm vụ chính là cầu nối giữa NHCSXH và người vay vốn, thông qua việc tổ chức, thành lập và chỉ đạo hoạt động của các tổ TK&VV tại địa phương. Nhờ đó, NHCSXH đã tận dụng được nguồn nhân lực hiện có trong xã hội, đồng thời tạo điều kiện lồng ghép có hiệu quả chương trình tín dụng chính sách với các chương trình văn hoá – xã hội. Chính vì vậy, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động, hiệu quả, các chính sách mở rộng cho vay của NHCSXH tại địa phương.

Khi các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt các công đoạn nhận ủy thác trong quy trình cho vay của NHCSXH như: tuyên truyền các chính sách, các chương trình vay vốn đến người dân, nắm bắt tình hình nhu cầu vốn tại địa phương, đôn đốc Ban quản lý tổ TK&VV thực hiện tốt công việc được ủy nhiệm, tham gia đầy đủ các phiên giao dịch của NHCSXH; vận động, tư vấn, giúp đỡ người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay của 100% món vay mới trong vòng 30 ngày

kể từ ngày NHCSXH giải ngân cho hộ vay để thông báo kịp thời cho ngân hàng những trường hợp hộ vay sử dụng vốn sai mục đích để có biện pháp xử lý thích hợp... thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về tín dụng ngân hàng, giới thiệu về những hoạt động cho vay ưu đãi tại NHCSXH bao gồm: Nguồn vốn cho vay của NHCSXH; Chính sách cho vay; Quy trình cho vay; Bộ máy thực hiện cho vay; Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ; Hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay.

Chương 1 đã trình bày những vấn đề cơ bản về những chỉ tiêu để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tại NHCSXH, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay tại NHCSXH. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả phân tích hoạt động cho vay tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Phước giai đoạn 2017-2019

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI – PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN TÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)