Kiến nghị đối với Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xãhội huyện Tân Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 85 - 91)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Kiến nghị đối với Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xãhội huyện Tân Phước

3.3.2.1 Kiến nghị đối với Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị với vai trò là

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện:

UBND cấp huyện Tân Phước cần tăng cường sự chỉ đạo UBND cấp xã làm tốt công tác bình xét vay vốn, xác nhận, rà soát và phê duyệt danh sách đối tượng đủ điều kiện vay vốn, đảm bảo phê duyệt cho vay đúng đối tượng theo quy định của Nhà nước. Khắc phục hiện tượng nể nang, quan hệ trong thực hiện tín dụng chính sách, xử lý triệt để khi phát hiện hiện tượng tiêu cực.

Đối với những xã có tỷ lệ nợ quá hạn cao trên mức bình quân của toàn huyện, UBND cấp huyện yêu cầu UBND cấp xã thành lập hoặc củng cố Tổ thu hồi nợ quá hạn cấp xã, thường xuyên đôn đốc những hộ nợ quá hạn, nợ lãi cao trên địa bàn. Cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách là một trong những nội dung trọng tâm trong công tác điều hành UBND cấp xã; cần công khai trong những cuộc họp dân những tồn tại trong công tác cho vay, thông báo danh sách những hộ vay nợ quá hạn phải thực hiện đúng nghĩa vụ của người vay vốn. Phối hợp chặt chẽ với PGD NHCSXH huyện Tân Phước thực hiện nghiêm túc lịch giao dịch định kỳ hàng tháng tại xã, bố trí vị trí thuận lợi để ngân hàng giao dịch và công khai các nội dung theo quy định của NHCSXH.

3.3.2.2 Kiến nghị đối với thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị là lãnh đạo 04 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác

Tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp huyện Tân Phước căn cứ vào kế hoạch kiểm tra của Hội đoàn thể cấp tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương mình để xây dựng kế hoạch kiểm tra trong năm. Hàng tháng, Hội đoàn thể cấp huyện cần tổ chức các đoàn tiến hành kiểm tra hoạt động của Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã về việc thực hiện các công đoạn được PGD NHCSXH huyện Tân Phước ủy thác, kiểm tra hoạt động của tổ TK&VV, đến kiểm tra, đối chiếu tình hình sử dụng vốn của hộ vay. Sau đó, tổng hợp kết quả kiểm tra gửi PGD NHCSXH huyện Tân Phước.

Cần có chỉ đạo đối với 04 tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác cấp xã về việc:

- Chủ động phối hợp với PGD NHCSXH huyện Tân Phước thực hiện đầy đủ các nội dung các văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác đã ký kết; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; thực hiện tốt việc bình xét đối tượng vay vốn, giám sát việc sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ nhằm giảm nợ quá hạn, nợ bị xâm tiêu chiếm dụng, thực hiện tốt việc thu lãi đạt tỷ lệ từ 99% trở lên, tỷ lệ NQH dưới 0,1%.

- Thực hiện tốt công tác giám sát và kiểm tra tổ chức hội đoàn thể cấp xã trong việc thực hiện hợp đồng ủy thác với PGD NHCSXH huyện Tân Phước, thực hiện lưu hồ sơ và các loại sổ sách theo dõi tình hình và số liệu nguồn vốn được ủy thác.

- Nâng cao vai trò trách nhiệm tổ chức hội đoàn thể cấp xã và tổ trưởng TK&VV cùng với NHCSXH tìm ra những nguyên nhân, vướng mắc và biện pháp khắc phục những khó khăn gặp phải nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi.

- Nâng cao ý thức, vai trò trách nhiệm của thành viên ban quản lý tổ TK&VV, không được xâm tiêu gốc lãi của hộ vay, không được tự ý thu phí hộ vay; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát từ khi phát tiền vay đến khi sử dụng vốn và thu hồi nợ; hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập.

- Có sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành huyện như: Toà án, Viện kiểm sát, Thi hành án và Công An tham gia hỗ trợ cho Chính quyền cấp xã, các hội đoàn thể nhận ủy thác cho vay và PGD NHCSXH huyện Tân Phước trong việc xử lý các khoản nợ xâm tiêu, chiếm dụng, xử lý các hộ vay có điều kiện trả nợ nhưng cố tình không trả nợ vay cho Nhà nước, phối hợp đảm bảo an toàn cho hoạt động của NHCSXH cũng như hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, tác giả đã đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại NHCSXH huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang như: (i) Thực hiện công khai các các chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách thường xuyên và kịp thời, (ii) Tăng mức đầu tư cho vay, tăng thời hạn cho vay, mở rộng các phương thức cho vay, (iii) Tuân thủ quy trình nghiệp vụ, (iv) Nâng cao chất lượng khâu thẩm định hồ sơ, (v) Nâng cao năng lực bộ máy tác nghiệp tại địa phương, (vi) Cải tiến, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuậ, công nghệ, (vii) Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát.

Để các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách đạt được hiệu quả cao thì cần có sự quan tâm phối hợp tích cực từ các bộ phận, thành phần tham gia vào công tác tín dụng chính sách. Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong thời gian qua của PGD NHCSXH huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang, tác giả còn đưa ra một số kiến nghị đối với chinh nhánh NHCSXH tỉnh Tiền Giang và Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Tân Phước.

KẾT LUẬN

NHCSXH là một tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội. Trong quá trình hoạt động, PGD NHCSXH huyện Tân Phước đã luôn bám sát chủ trương, định hướng của UBND huyện về phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Tuy nhiên, vẫn cần có sự cố gắng, góp sức của các ban ngành, chính quyền các cấp để chất lượng cho vay nguốn vốn chính sách đạt được mục tiêu đề ra. Đôi lúc nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách chưa được đáp ứng đầy đủ, sử dụng vốn vay chưa có hiệu quả cao, hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác giảm nghèo, an sinh xã hội còn hạn chế. Do đó, việc tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với PGD NHCSXH huyện Tân Phước mà cả toàn xã hội.

Những ý kiến đề xuất trong đề tài chỉ là một đóng góp nhỏ trong rất nhiều các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại PGD NHCSXH huyện Tân Phước. Tuy nhiên, những giải pháp đó có thể phát huy tác dụng nếu có sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể PGD NHCSXH huyện Tân Phước cùng với sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, chính quyền địa phương và toàn xã hội, đặc biệt là bản thân hộ vay vốn nguồn vốn tín dụng chính sách.

Với những hiểu biết của bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn, chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Dưới góc độ nhìn nhận và đánh giá của một học viên, quá trình phân tích và đánh giá không tránh được sai sót, những thiếu sót nhưng hy vọng rằng bằng tâm huyết và nổ lực của bản thân đề tài sẽ góp phần hoàn thiện hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Tân Phước trong thời gian tới./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Trịnh Minh Châu (2018). Chất lượng Tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An;

2. Chính phủ, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở;

3. Chính phủ, Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội;

4. Chính phủ, Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 về Tín dụng đối với hộ cận nghèo.

5. Chính phủ, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về Tín dụng đối với Học sinh sinh viên

6. Chính phủ, Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 về Tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo.

7. Chính phủ, Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về việc Ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

8. Chính phủ, Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm

9. Chính phủ, Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày23/02/2013 về Tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

10. Chính phủ, Nghị định số 74//2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm

11. Chính phủ, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

12. Chính phủ, Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 về phê duyệt chiến lược phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011-2020.

13. Nguyễn Đăng Dờn (2016). Giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Đăng Dờn (2017), Tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;

15. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;

16. Ngân hàng Chính sách xã hội – Hội đồng quản trị, Quyết định số 161/2003/QĐ- HĐQT ngày 17/04/2003 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp.

17. Ngân hàng Chính sách xã hội – Hội đồng quản trị, Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội.

18. Ngân hàng Chính sách xã hội (2019), Giới thiệu các chương trình tín dụng đang thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội, Tài liệu đào tạo.

19. Ngân hàng Chính sách xã hội, văn bản số 316/NHCS-KH ngày 02/05/2003 về việc Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo.

20. Ngân hàng Chính sách xã hội, văn bản số 1114A/NHCS-TD ngày 22/4/2007 Hướng dẫn nội dung uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa Ngân hàng Chính sách xã hội với các tổ chức chính trị - xã hội.

21. Ngân hàng Chính sách xã hội, Văn bản số 3381/NHCS-TDNN ngày 06/10/2015 về việc chấm điểm, đánh giá chất lượng hoạt động ủy nhiệm của tổ TK&VV.

22. Ngân hàng Chính sách xã hội, Văn bản số 4198/NHCS-TDNN ngày 20/10/2015 về việc hướng dẫn nghiệp vụ tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn.

23. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước-Ban đại diện Hội đồng quản trị, các “Báo cáo tổng kết hoạt động Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước” từ năm 2017 – 2019.

24. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước, các “Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước” từ năm 2017 – 2019. 25. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước, các “Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch

tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước” từ năm 2017 – 2019.

26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

PHỤ LỤC 01

 Các chương trình cho vay đối với từng đối tượng theo phụ lục 01 đính kèm. * Đối với Hộ nghèo

- Chương trình cho vay hộ nghèo

- Chương trình cho vay hộ nghèo tại huyện nghèo theo Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính phủ.

* Đối với Hộ cận nghèo: Chương trình cho vay hộ cận nghèo

* Đối với Hộ mới thoát nghèo: Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo

* Đối với Học sinh sinh viên (HSSV): Chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn * Đối với các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm

- Chương trình cho vay người lao động là người dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật - Cho vay hộ gia đình vay vốn cho người lao động mà người lao động là người DTTS đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.

- Chương trình cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật

- Chương trình cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người DTTS

- Chương trình cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người DTTS

- Chương trình cho vay các đối tượng khác

* Đối với các đối tượng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

- Chương trình cho vay người lao động là hộ nghèo và người DTTS thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính phủ

- Chương trình cho vay các đối tượng còn lại thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính phủ

- Chương trình cho vay xuất khẩu lao động

* Đối với ác đối tượng khác theo quyết định của Chính phủ

- Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

- Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn - Chương trình cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

- Chương trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa - Chương trình cho vay hộ nghèo làm nhà ở - Chương trình cho vay ưu đãi nhà ở xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)