Về nguồn vốn cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 43 - 55)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Về nguồn vốn cho vay

PGD NHCSXH huyện Tân Phước huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân với lãi suất huy động tương đương mức lãi suất huy động của các NHTM nhà nước trên địa bàn; huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV. Trong những năm qua, PGD NHCSXH huyện Tân Phước luôn bám sát mục tiêu giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nguồn vốn của PGD NHCSXH huyện Tân Phước có mức tăng trưởng liên tục qua các năm nhưng chủ yếu là nguồn vốn cân đối từ trung ương. Nguồn vốn huy động tại địa phương chiếm tỷ trọng còn thấp, cụ thể cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn

Đơn vị tính: triệu đồng STT Thực hiện đến 31/12 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số dư Tăng giảm so với năm 2017 Số dư Tăng giảm so với năm 2018 I Nguồn vốn từ trung ươngchuyển về 140.269 151.327 11.058 160.204 8.877 II

Nguồn vốn huy động tại địa phương được trung ương cấp bù.

Trong đó:

15.305 24.614 9.309 33.113 8.499 1 Huy động của tổ chức, cá nhân 5.120 11.699 6.579 17.380 5.681

2 Huy động tiền gửi tiết kiệm thông

qua tổ TK&VV 10.185 12.915 2.730 15.733 2.818

III Nguồn vốn do ngân sách địa

phương hỗ trợ 5.680 12.071 6.391 16.669 4.598

Tổng cộng 161.254 188.012 26.758 209.986 21.974

Theo bảng số liệu 2.1, ta thấy nguồn vốn hỗ trợ của trung ương đóng vai trò chủ đạo. Năm 2019 tổng nguồn vốn đạt được 209.986 triệu đồng, tăng 21.974 triệu đồng (+11,69%) so với cuối năm 2018 và tăng 48.732 triệu đồng (+30,22%) so với năm 2017. Cơ cấu nguồn vốn năm 2019 bao gồm: nguồn vốn trung ương: 160.204 triệu đồng, chiếm 76,29%/tổng nguồn vốn, tăng 8.877 triệu đồng (+5,87%) so năm 2018 và tăng 19.935 triệu đồng (+14,21%) so với năm 2017. Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương được trung ương cấp bù lãi suất năm 2019 là 33.113 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 15,77%/tổng nguồn vốn. Nguồn vốn địa phương hỗ trợ năm 2019 là 16.669 triệu đồng, chiếm 7,94%/tổng nguồn vốn. Nguồn vốn cùa NHCSXH huyện Tân Phước tăng đều qua các năm với nguồn vốn cân đối từ trung ương chuyển về chiếm tỷ lệ cao.

Qua số liệu báo cáo ở bảng 2.1, đã cho thấy rằng sự quan tâm và nguồn vốn đầu tư của Nhà nước trong công tác xóa đói giảm nghèo thông qua nguồn vốn cho vay ưu đãi của PGD NHCSXH huyện Tân Phước ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc huy động vốn theo lãi suất thị trường tại địa phương được trung ương cấp bù lãi suất còn hạn chế. Đặc biệt, việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân và thông qua tổ TK&VV của PGD NHCSXH huyện Tân Phước còn thấp do đời sống của người dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn. Mặt khác, công tác huy động vốn tại PGD NHCSXH huyện Tân Phước còn chưa được chú trọng. Năm 2019, nguồn vốn huy động tại địa phương chiếm tỷ trọng 15,77% so với tổng nguồn vốn, năm 2018 chiếm tỷ trọng 13,09%, trong khi đó năm 2017 tỷ trọng chỉ đạt 9,49%.

Nguyên nhân do trước năm 2017, NHCSXH chưa thật sự quan tâm đến công tác huy động nguồn vốn tại địa phương, dẫn đến tâm lý người dân nghĩ rằng NHCSXH chỉ cho vay ưu đãi, không nhận tiền gửi tiết kiệm. Đặc biệt, có một bộ phận người dân cho rằng NHCSXH không phải là ngân hàng có vốn của Nhà nước, không đảm bảo an toàn, nên việc huy động tiền gửi gặp nhiều khó khăn so với các NHTM khác trên địa bàn. Mặc dù, mức lãi suất huy động bằng với lãi suất huy động các NHTM nhà nước trên địa bàn. Vì là ngân hàng phục vụ theo các chính sách cho vay của Nhà nước nên NHCSXH ít có các chương trình quảng cáo, khuyến mãi gửi tiền hơn so với các NHTM khác, dẫn đến không thu hút hộ dân gửi tiền, đa phần dựa vào tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV là chủ yếu, các năm từ 2018 trở về trước chiếm tỷ lệ trên 50%/nguồn vốn huy động tại địa phương.

Tuy nhiên, trong quá trình huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV vẫn có những hạn chế sau: do đặc thù hộ vay của NHCSXH là hộ nghèo, hộ khó khăn nên việc huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ vay là không cao bình quân chỉ từ 50.000 – 500.000 đồng, có khi mỗi lần gửi chỉ là 5.000 – 10.000 đồng. Mặt khác, mục đích chính của việc huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV là tạo thói quen tiết kiệm và dùng để chuyển trả nợ vay nên số dư tiền gửi duy trì trong khoản thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số trường hợp chỉ gửi tiết kiệm lần đầu khi vay mà không duy trì gửi đều đặn hàng tháng, một số tổ trưởng tổ TK&VV có tâm lý chưa chú trọng đến công tác vận động, thu tiền gửi tiết kiệm.

Cho đến năm 2019, do có sự quan tâm cần thiết, PGD NHCSXH huyện Tân Phước đã nâng tỷ lệ huy động tiền gửi từ tổ chức cá nhân trên địa bàn lên 52,5%/ nguồn vốn huy động tại địa phương. Đây là kết quả đáng khích lệ và cần phát huy trong thời gian tới.

-PGD NHCSXH huyện Tân Phước hiện còn dư nợ cho vay 10 chương trình tín dụng, đang triển khai thực hiện 9 chương trình cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn. Các chương trình cho vay đã góp phần cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vươn lên thoát nghèo, phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và an sinh xã hội. Kết quả, đến ngày 31/12/2019 tổng dư nợ cho vay đạt 209.986 triệu đồng, tăng 30,22% so với thời điểm năm 2017, với 7.392 khách hàng còn dư nợ, kết quả cụ thể như sau:

+ Chương trình cho vay hộ nghèo tổng dư nợ đạt 17.176 triệu đồng, chiểm tỷ trọng 8.18% tổng dư nợ, giảm 2.626 triệu đồng so với năm 2017.

+ Chương trình cho vay hộ cận nghèo tổng dư nợ đạt 31.489 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 15% tổng dư nợ, tăng 1.085 triệu đồng so với năm 2017.

+ Chương trình cho vay hộ thoát nghèo tổng dư nợ đạt 36.888 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 17.56% tổng dư nợ, tăng 13.241 triệu đồng so với năm 2017.

+ Chương trình cho vay học sinh sinh viên tổng dư nợ đạt 19.876 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9.46% tổng dư nợ, giảm 2.476 triệu đồng so với năm 2017.

+ Chương trình Hỗ trợ, tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm đạt 30.818 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14.68% tổng dư nợ, tăng 21.130 triệu đồng so với năm 2017.

+ Chương trình cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt 168 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,08% trong tổng dư nợ, bằng mới mức dư nợ so với năm 2017.

+ Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NSVSMT) đạt 61.880 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 29.47% tổng dư nợ, tăng 18.227 triệu đồng so với năm 2017.

+ Chương trình cho vay mua nhà trả trậm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt 4.147 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1.98% trong tổng dư nợ, giảm 1.221 triệu đồng so với năm 2017 do chương trình này ngưng triển khai cho vay đang trong thời gian thu hồi nợ.

+ Chương trình cho vay hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg và Quyết định 33/2015/QĐ-TTg đạt 5.429 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2.58% tổng dư nợ, giảm 739 triệu đồng so với năm 2017, do dư nợ chương trình cho vay hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg đang trong giai đoạn thu hồi.

+ Chương trình cho vay nhà ở xã hội bắt đầu triển khai cho vay từ năm 2018 đạt 2.115 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1.01% tổng dư nợ.

Cơ cấu dư nợ cũng có sự thay đổi qua các năm: năm 2017 tỷ trọng chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chiếm tỷ trọng cao nhất (27,07%), tiếp theo đó là dư nợ cho vay hộ cận nghèo (18,86%), hộ mới thoát nghèo (14,66%) và hộ nghèo (12,28%). Năm 2018, dư nợ chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn có tỷ trọng cao nhất (29,06%) tăng 1,99% so với năm 2017, tỷ trọng cao còn có chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo (17,5%), hộ cận nghèo (15,13%), cho vay học sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (11,63%). Đến năm 2019, chương trình cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn vẫn là chương trình có dư nợ cao nhất (29,47%), đứng thứ hai là dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo (17,56%), thứ ba là dư nợ cho vay hộ cận nghèo (15%), tỷ trọng cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trong năm 2019 cũng có nhiều chuyển biến và có tỷ trọng tăng từng năm và năm 2019 chiếm tỷ trọng cao (14,48%).

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động cho vay theo chương trình cho vay

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chương trình cho vay

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ Tỷ trọng

% Dư nợ Tỷ trọng %

Dư nợ Tỷ trọng %

Cho vay hộ nghèo 19.803 12,28 18.285 9,74 17.177 8,18 Cho vay hộ cận

nghèo 30.404 18,86 28.410 15,13 31.489 15,00 Cho vay hộ thoát

nghèo 23.647 14,66 32.859 17,50 36.888 17,56 Cho vay HSSV 22.353 13,86 21.835 11,63 19.876 9,46 Cho vay hỗ trợ tạo

việc làm, duy trì và mở rộng việc làm

9.688 6,01 20.588 10,97 30.818 14,68 Cho vay người lao

động đi làm việc ở nước ngoài

168 0,10 70 0,04 168 0,08 Cho vay NS&VSMT

nông thôn 43.653 27,07 54.553 29,06 61.880 29,47 Cho vay mua trả

chậm vùng ĐBSCL 5.369 3,33 4.661 2,48 4.147 1,98 Cho vay hỗ trợ nhà ở

theo QĐ 167, QĐ 33 6.169 3,83 6.043 3,22 5.429 2,58 Cho vay nhà ở xã hội 0 0 435 0,23 2.114 1,01

Tổng cộng 161.254 100 187.739 100 209.986 100

“Nguồn: PGD NHCSXH huyện Tân Phước 2017-2019”[13]

Phối hợp trong công tác cho vay, NHCSXH huyện Tân Phước luôn phấn đấu và xây dựng các chiến lược nhằm giữ vững chất lượng tín dụng. Tổng nợ xấu đến ngày 31/12/2019 là 372 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,18% trên tổng dư nợ, giảm 245 triệu đồng so với năm 2017. Trong đó:

+ Nợ quá hạn là 352 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0,17% trên tổng dư nợ, giảm 43 triệu đồng so với năm 2017.

+ Nợ khoanh là 20 triệu đồng, tỷ lệ nợ khoanh là 0,01% trên tổng dư nợ, giảm 202 triệu đồng so với năm 2017.

Bảng 2.3 Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chi tiêu Năm 2017

Năm 2018 Năm 2019 Số dư Tăng giảm so với năm 2017 Số dư Tăng giảm so với năm 2018 Nợ quá hạn 395 309 -86 352 43 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,24 0,16 -0,08 0,17 0,01 Nợ khoanh 222 186 -36 20 -166 Tỷ lệ nợ khoanh % 0,14 0,1 -0,04 0,01 -0,09 Tổng nợ xấu 617 495 -122 372 -123 Tỷ lệ nợ xấu % 0,38 0,26 -0,12 0,18 -0,08 Tổng dư nợ 161.254 187.739 26.485 209.986 22.247

“Nguồn: PGD NHCSXH huyện Tân Phước từ 2017-2019” [13]

Theo bảng số liệu 2.3 cho thấy, đến 31/12/2019 tình hình dư nợ xấu còn 372 triệu đồng, đã giảm -245 triệu đồng (-39,71%) so với năm 2017 và giảm -123 triệu đồng (- 24,85%) so với năm 2018. Trong đó, nợ quá hạn giảm -43 triệu đồng (-10,89%) so với năm 2017 nhưng so với năm 2018 tăng 43 triệu đồng (13,92%).

Nguồn vốn tín dụng chính sách được cung ứng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Việc thực hiện cho vay nguồn vốn tín dụng được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Tân Phước giai đoạn 2017-2019 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số dư Tăng giảm so với năm 2017 Số dư Tăng giảm so với năm 2018

1 Doanh số cho vay 54.857 80.219 25.362 78.723 -1.496 2 Doanh số thu nợ 42.133 53.667 11.534 56.352 2.685 3 Tổng dư nợ 161.254 187.739 26.485 209.986 22.247 4 Số hộ còn dư nợ (hộ) 7.278 7.488 210 7.392 -96 5 Dư nợ bình quân 1 hộ 22,16 25,07 2,91 28,41 3,34 6 Tốc độ tăng trưởng dư nợ

hàng năm % 8,57 16,42 7,85 11,85 -4,57 7

Hệ số thu nợ

(Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay)

0,77 0,67 -0,1 0,72 0,05 8 Dư nợ bình quân trong năm 154.891 174.497 19.606 198.863 24.366 9

Vòng quay vốn tín dụng (Doanh số thu nợ/Dư nợ bính quân)

0,27 0,31 0,04 0,28 -0,03

“Nguồn: PGD NHCSXH huyện Tân Phước từ 2017-2019” [13]

Theo bảng số liệu 2.4, doanh số cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác năm 2019 thực hiện 78.723 triệu đồng, giảm -1.496 triệu (-1,86%) so với năm 2018 và tăng 23.866 triệu (43.51%) so với năm 2017. Dư nợ bình quân một hộ năm 2019 là 28,41 triệu đồng, tăng 3,34 triệu đồng/1 hộ so với năm 2018 và tăng 6,25 triệu đồng/1 hộ so với năm 2017, điều này cho thấy mức đầu tư cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại NHCSXH huyện Tân phước ngày càng tăng trưởng qua các năm.

Theo bảng 2.4, hệ số thu nợ hàng năm của NHCSXH huyện Tân Phước có tăng và giảm: Năm 2017 hệ số thu nợ là 0,77 lần, năm 2018 là 0,67 lần và năm 2019 là 0,72 lần. Năm có hệ số thu nợ tăng giảm do nhiều nguyên nhân, nhu cầu vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách ngày càng tăng sẽ làm tăng doanh số cho vay, nhưng cũng

có nhiều hộ vay sử dụng hiệu quả nguồn vốn và có khả năng trả nợ nên đã hoàn trả vốn vào ngân hàng. Về vòng quay vốn tín dụng năm 2017 là 0,27 vòng, năm 2018 là 0,31 vòng và năm 2019 là 0,28. Vòng quay vốn tín dụng ở mức thấp do cơ cấu nợ chủ yếu là trung và dài hạn, song còn nhiều khoản vay gia hạn làm giảm vòng quay vốn tín dụng.

Hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Tân Phước đạt được những kết quả nhất định, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều điểm còn hạn chế: vốn vay chưa đáp ứng được đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn trên địa bàn, nên việc cho vay còn dàn trải phần nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Nguồn vốn chủ yếu từ nguồn vốn phân bổ từ trung ương, nguồn vốn huy động tại địa phương còn rất hạn chế. Cho đến năm 2019, sau khi điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn mới, nhiều hộ nghèo thoát nghèo nhưng vẫn không đủ sống và do đời sống khó khăn nên rất nhiều người muốn còn được thuộc diện nghèo, cận nghèo mãi để còn nhận các khoản hỗ trợ vay vốn ưu đãi. Và có nhiều nguyên nhân khác nhau phải xem xét điều kiện của từng hộ gia đình thì mới có biện pháp hỗ trợ hiệu quả.

Ba năm gần đây, việc giải ngân vốn vay tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp trọng điểm của địa phương, góp phần giảm số hộ nghèo, cận nghèo của toàn huyện xuống một cách đáng kể, năm 2019 còn 700 hộ nghèo, giảm 165 hộ so với năm 2018 và giảm 365 hộ so với năm 2017. Tuy nhiên, số hộ thoát nghèo vẫn còn gặp nhiều khó khăn vẫn có ở mức thu nhập cận nghèo chưa thoát nghèo bền vững. Số hộ cận nghèo năm 2019 là 979 hộ tăng 72 hộ so với năm 2018 và tăng 214 hộ so với năm 2017. Điều này cho thấy hiệu quả trong việc quản lý khoản vay và tác dụng của chính sách hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh đã từng bước giúp cho nhiều hộ thoát nghèo.

Trong quá trình thực hiện cho vay ưu đãi còn một số hạn chế dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, nguyên nhân chủ yếu là do hộ vay bỏ địa phương nơi cư trú, hộ vay sản xuất kinh doanh không hiệu quả do bị dịch bệnh, thất mùa, gia đình có người bệnh tật...

2.2.2. Chính sách cho vay

* Đối với chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo: theo văn bản quy định hiện hành và các văn bản sửa đổi bổ sung có liên quan, việc xét duyệt cho vay dựa trên danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo của xã lập theo chuẩn hộ nghèo do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 43 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)