Bộ máy thực hiện cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 56 - 61)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Bộ máy thực hiện cho vay

Tổ chức Chính trị - Xã hội:

PGD NHCSXH huyện Tân Phước ủy thác bán phần cho 4 tổ chức chính trị - xã hội, gồm các khâu như:

- Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Chỉ đạo tổ chức các cuộc họp bình xét các đối tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi có nhu cầu vay vốn; chỉ đạo, hướng dẫn thành lập tổ TK&VV, tổ chức họp để kết nạp thành viên vào tổ TK&VV, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng quy ước hoạt động của tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay.

- Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho tổ TK&VV mà tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác để tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn. Cùng tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các điểm giao dịch của NHCSXH.

- Phối hợp với Ban quản lý tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ gốc, nợ lãi theo định kỳ đã thỏa thuận, thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích, tham ô chiếm dụng (nếu có), ... để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

- Đôn đốc Ban quản lý tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH theo định kỳ hoặc đột xuất, chỉ đạo và giám sát Ban quản lý tổ TK&VV; chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay.

- Phối hợp với NHCSXH, chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chay ỳ, nợ quá hạn, hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan.

- Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện cho vay ưu đãi. Tổ chức họp giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc; bàn biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có) và bàn phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới...

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ hội, ban quản lý tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi và các buổi tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, ... để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Để thấy rõ hơn về tình hình ủy thác cho vay đối với các tổ chức chính trị - xã hội với PGD NHCSXH huyện Tân Phước trong những năm qua, chúng ta sẽ phân tích, đánh giá công tác ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội theo bảng số liệu sau:

Bảng 2.6 Quản lý dư nợ Ủy thác qua 4 Tổ chức Hội đoàn thể

ĐVT: triệu đồng

TT

Năm 2017 2018 2019

Hội nhận

ủy thác Dư nợ NQH Dư nợ NQH Dư nợ NQH

1 Hội Nông dân 80.536 266 92.412 158 103.328 215 2 Hội Phụ nữ 37.879 47 44.472 2 49.708 19 3 Hội Cựu chiến binh 29.136 52 34.905 123 38.373 109 4 Đoàn Thanh niên 13.638 31 15.885 26 18.512 9

Cộng: 161.189 396 187.675 309 209.921 352

(Nguồn: PGD NHCSXH huyện Tân Phước năm 2017-2019) [14]

Hoạt động cho vay trực tiếp thông qua nhóm dự án từ năm 2017-2019 duy trì dư nợ là 65 triệu đồng. Ngoài ra, theo bảng 2.6 ta thấy dư nợ ủy thác cho 4 tổ chức chính trị - xã hội qua các năm có chiều hướng tăng lên; năm 2017 dư nợ ủy thác là 161.189 triệu đồng đến năm 2018 dư nợ này là 187.675 triệu đồng (tăng 26.486 triệu đồng so với năm trước), đến cuối năm 2019 dư nợ ủy thác tăng lên là 209.921 triệu đồng (tăng 22.246 triệu đồng so với năm 2018 và tăng 48.732 triệu đồng so với năm 2017). Việc ủy thác từng phần qua 4 tổ chức chính trị - xã hội đã tạo ra một động lực lớn để cả xã hội cùng tham gia vào quản lý nguồn vốn của PGD NHCSXH huyện Tân Phước. Thực hiện xã hội hóa công tác tín dụng chính sách, công khai hóa các chính sách tín dụng ưu đãi tới từng đối tượng thụ hưởng. Dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ngày một tăng. Các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực phối hợp với NHCSXH trong công tác tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực quản lý vốn tín dụng của các cán bộ Hội, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, đi đôi với việc tăng dư nợ ủy thác thì nợ quá hạn cũng còn cao, năm 2017 là 396 triệu đồng với tỷ lệ 0,25%, đến năm 2018 là 309 triệu đồng với tỷ lệ 0,16% (giảm 87 triệu đồng), nhưng đến cuối năm 2019 nợ quá hạn tăng lên mức 352 triệu đồng với tỷ lệ 0,17% (tăng 43

triệu đồng so với năm 2018).

Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động tín dụng ủy thác qua 4 tổ chức chính trị xã hội cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục đó là: Công tác tập huấn cho cán bộ Hội và ban quản lý tổ TK&VV chất lượng chưa cao, một số ban quản lý tổ TK&VV chưa nắm vững nghiệp vụ NHCSXH nên trong quá trình hoạt động gặp không ít khó khăn. Việc sinh hoạt tổ TK&VV chưa thường xuyên theo quy ước đề ra của tổ TK&VV chủ yếu họp khi có nhu cầu vay vốn. Năng lực quản lý của cán bộ Hội và tổ trưởng còn hạn chế do nhiều nguyên nhân như cán bộ Hội thường xuyên thay đổi, một số cán bộ Hội làm việc kiêm nhiệm nên chưa nắm vững qui trình cho vay nên trong quá trình hoạt động gặp nhiều khó khăn. Công tác kiểm tra, giám sát nguồn vốn nhận ủy thác chưa được thường xuyên, chặt chẽ; đặc biệt là công tác kiểm tra vốn sau giải ngân, giúp người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích chưa được chú trọng. Chưa thể hiện tính công bằng trong quá trình bình xét cho vay, chưa căn cứ vào nhu cầu vốn phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh, thời hạn chu kỳ sản xuất kinh doanh nên còn trường hợp xét cho vay dàn trải chia đều nguồn vốn cho vay, xét thời hạn cho vay chưa phù hợp nên khi đến hạn không có nguồn thu để trả nợ dẫn đến phải gia hạn nợ hoặc chuyển nợ quá hạn không cần thiết. Mặt khác, công tác kiểm tra hoạt động của tổ TK&VV và đối chiếu hộ vay không được thường xuyên, liên tục, điều này dễ xảy ra khả năng tổ trưởng tổ TK&VV chiếm dụng vốn vay. Một số hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích nhưng không được phát hiện kịp thời để nhắc nhở tìm biện pháp xử lý.

Tổ Tiết kiệm và vay vốn:

Hiện nay, hoạt động của tổ TK&VV còn nhiều hạn chế trong khâu họp bình xét và kết nạp thành viên vào tổ, một số tổ thực hiện chưa đúng quy trình, bình xét hộ vay vốn được làm một cách đại trà; một số Tổ trưởng tổ TK&VV ưu tiên xét cho một số hộ thân quen mà không đưa ra bình xét dân chủ công khai với thành viên trong tổ, dẫn đến nhiều trường hợp cho vay sai đối tượng.

Việc lựa chọn thành viên ban quản lý tổ TK&VV còn xảy ra tình trạng chọn người chưa phù hợp, một số người làm tổ trưởng tổ TK&VV có năng lực chưa đảm bảo, chưa nắm được những việc cần làm và chưa tuyên truyền chính xác chủ trương chính sách của Nhà nước về tín dụng ưu đãi khi cần thiết. Cụ thể, như các chính sách về khoản vay, mức vay, lãi suất, thời gian vay, thời gian trả nợ, ... nhiều Tổ trưởng không có khả năng trả lời trực tiếp cho dân được, mà đa số phải đến hỏi ngân hàng.

Một số tổ TK&VV có ban quản lý hoạt động không đồng đều, chủ yếu là tổ trưởng quản lý tổ TK&VV, tổ phó thì không nắm bắt được công việc của ban quản lý; do đó, khi tổ trưởng đi vắng hoặc có việc đột suất thì tổ phó không thể thay thế đảm nhận công việc thay, dẫn đến tình trạnh thu lãi, thu tiết kiệm hàng tháng không đảm bảo, hay khi có nhu cầu vay thì không thể tập hợp tổ viên để họp bình xét vay vốn.

Năng lực quản lý theo dõi tình trạng dư nợ do tổ quản lý, hạch toán ghi chép và lưu trữ hồ sơ sổ sách của tổ TK&VV còn yếu kém, thiếu khoa học, khi có đoàn kiểm tra thì hồ sơ không có hoặc thiếu sót nhiều. Thực tế, còn một số tổ TK&VV tổ chức sinh hoạt tổ TK&VV còn mang tính hình thức, chủ yếu tập trung đôn đốc việc trả nợ và thực hiện thu lãi; việc hỗ trợ, giúp đỡ, giám sát lẫn nhau giữa các tổ viên trong sản xuất cũng như trong việc sử dụng vốn vay chưa được quan tâm.

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội:

Tổng số cán bộ viên chức, người lao động của PGD NHCSXH huyện Tân Phước đến cuối năm 2019 có 10 lao động; trong đó, có 8 lao động làm công tác chuyên môn nghiệp vụ. Về trình độ chuyên môn và năng lực của cán bộ tại PGD NHCSXH huyện Tân Phước: 100% cán bộ làm công tác kế hoạch nghiệp vụ tín dụng và kế toán ngân quỹ đều có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo các chuyên ngành kinh tế; về văn bằng 100% có trình độ đại học.

Khó khăn hiện nay của PGD NHCSXH huyện Tân Phước là đội ngũ cán bộ chuyên môn còn mỏng, trong khi đó số lượng hộ vay là rất lớn, khối lượng công việc đảm nhận nhiều, nên khi có nghiệp vụ phát sinh thì khả năng đảm nhiệm công việc gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng, chưa dành nhiều thời gian cho công tác kiểm tra thực tế trên địa bàn, cũng như công tác tự kiểm tra kiểm soát nội bộ còn nhiều hạn chế. Hoặc khi có cán bộ nghỉ thai sản hay chuyển công tác mà chưa có nguồn nhân lực bổ sung kịp thời thì khối lượng công việc mà mỗi cán bộ đảm nhận tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian hoàn thành công việc được giao, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Bên cạnh đó, một bộ phận người dân trên địa bàn giao thông, đi lại khó khăn chưa có điều kiện tiếp xúc với thông tin truyền thông và với cán bộ ngân hàng, do đó cán bộ ngân hàng không thể thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi. Một hạn chế nữa là đội ngũ cán bộ của PGD NHCSXH huyện Tân Phước hầu hết là cán bộ trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm thực tế, năng lực quản lý, kỹ năng tuyên truyền chưa hiệu quả.

2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ

Từ năm 2014, NHCSXH chuyển từ quản lý dữ liệu không tập trung sang quản lý dữ liệu tập trung trên hệ thống Intellect Core Banking. Công tác quản lý dữ liệu tập trung đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và quản lý, xử lý kịp thời các thông tin, nhiều nghiệp vụ phát sinh. Bên cạnh đó, hệ thống Intellect Core Banking còn nhiều bất cập như: so với các NHTM thì hệ thống còn nhiều hạn chế về mặt sản phẩm dịch vụ, phần mềm Intellect Core Banking chưa được nâng cấp phiên bản mới, còn nhiều tính tăng cần được cải thiện thì mới phục vụ tốt cho công tác chuyên môn. Do đó, hiện nay cần sự hỗ trợ của đội ngũ công nghệ thông tin đồng bộ số liệu giữa chương trình giao dịch online tại trung tâm, giao dịch offline tại điểm giao dịch xã và chương trình thông tin báo cáo để khai thác số liệu, quản lý thông tin được chặt chẽ. Đây cũng là một tất yếu để phục vụ tốt nhất cho hoạt động NHCSXH, tiết giảm thời gian, chi phí và tăng năng suất lao động cho cán bộ nhân viên. Ngoài ra, NHCSXH cần phát triển nhiều hơn nữa các dịch vụ của một Ngân hàng hiện đại, đưa dịch vụ ngân hàng đến hộ nghèo và đối tượng chính sách khác góp phần trong công cuộc đưa tín dụng chính sách gần hơn với người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)