6. Phương pháp nghiên cứu
3.2.4. Nâng cao chất lượng từ khâu tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cho vay
Cần nghiên cứu mở sổ giao nhận hồ sơ giữa tổ trưởng tổ TK&VV và cán bộ NHCSXH nhằm mục đích để giám sát thời gian nhận hồ sơ cho vay của tổ trưởng tổ TK&VV. Ban quản lý tổ TK&VV là người trực tiếp tiếp nhận hồ sơ từ người vay, Hội đoàn thể là người giám sát việc bình xét phê duyệt hồ sơ vay vốn, đôi khi công việc bận rộn không quan tâm đến công tác vay vốn. Do đó, PGD NHCSXH huyện Tân Phước cần quy định thời gian tiếp nhận hồ sơ vay của khách hàng cho đến khâu thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, thời gian tổ trưởng tổ TK&VV, Hội đoàn thể tổ chức họp sinh hoạt và gửi đầy đủ hồ sơ cho cán bộ ngân hàng (có thể chậm nhất là 5 ngày), việc này sẽ giải quyết được tình trạng tổ trưởng khi nhận hồ sơ có tâm lý chờ đến khi nhận nhiều hồ sơ thì mới họp bình xét và tập hợp gửi lên ngân hàng phê duyệt một lần, khắc phục được trường hợp hộ vay không được vay vốn kịp do gửi hồ sơ vào thời điểm hết nguồn vốn.
Hiện nay, quy trình cho vay của NHCSXH có điểm chưa hợp lý làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay. Trong phương thức cho vay vốn ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, việc thẩm định, bình xét đề nghị vay vốn sẽ do tổ trưởng tổ TK&VV thực hiện; do đó, việc thẩm định dự án hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự hiểu biết, năng lực của tổ trưởng tổ TK&VV, của cán bộ tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương. Do đó, cần thường xuyên tuyên truyền, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ ban quản lý tổ TK&VV và cán bộ Hội đoàn thể.