6. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Quy trình tín dụng
Nhằm giúp cho hộ vay dễ nắm bắt, dễ hiểu quy trình NHCSXH đã tóm tắt quy trình cho vay tại NHCSXH bằng sơ đồ quy trình cho vay gồm 8 bước cụ thể như sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay thông qua tổ TK&VV
(Nguồn: Quy trình cho vay có ủy thác tại NHCSXH) [8] Trong đó:
Bước (1): Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD), gửi cho tổ TK&VV.
Bước (2): Tổ TK&VV cùng tổ chức Hội đoàn thể tổ chức họp bình xét công khai những hộ đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (Mẫu số 03/TD) trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.
Bước (3): Tổ TK & VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng.
Bước (4): Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (mẫu số 04/TD). Bước (5): UBND cấp xã thông báo cho tổ chức Hội đoàn thể cấp xã kết quả phê duyệt cho vay.
Bước (6): Tổ chức Hội đoàn thể cấp xã thông báo cho tổ TK&VV.
Hộ nghèo Tổ TK&VV NHCSXH UBND cấp xã Tổ chức Hội đoàn thể cấp xã (1) (7) (8) (3) (4) (2) (6) (5)
Bước (7): Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.
Bước (8): Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp đến người vay trước sự chứng kiến của tổ chức Hội đoàn thể và ban quản lý tổ TK&VV.
PGD NHCSXH huyện Tân Phước thực hiện theo đúng quy trình cho vay Ủy thác qua tổ chức chính trị - xã hội. Tuân thủ theo đúng các bước của quy trình từ khâu tiếp nhận hồ sơ vay, thẩm định, phê duyệt hồ sơ, đảm bảo cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn đúng theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến nhận định rằng quy trình cho vay của NHCSXH chưa hợp lý, cho vay vốn được ủy thác qua tổ chức hội nên việc thẩm định, đề nghị vay vốn do tổ trưởng tổ TK&VV thực hiện, do đó việc thẩm định dự án hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự hiểu biết, năng lực của tổ trưởng tổ TK&VV, của tổ chức chính trị xã hội và chính quyền địa phương. Hiện tại, NHCSXH chỉ quy định thời gian từ lúc nhận hồ sơ đến khi phê duyệt hồ sơ của cán bộ tín dụng là chậm nhất 5 ngày; tuy nhiên, lại không quy định thời gian mà tổ trưởng, Hội đoàn thể từ khi nhận hồ sơ vay của khách hàng cho đến khi thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, và gửi đầy đủ hồ sơ cho cán bộ ngân hàng là bao lâu. Việc này dẫn đến tình trạng một số tổ trưởng tổ TK&VV khi nhận hồ sơ có tình trạng chờ đến khi nhận nhiều hồ sơ thì mới gửi lên ngân hàng phê duyệt cho vay một lần, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng vốn kịp thời cho nhu cầu vay vốn của hộ vay, có trường hợp không được vay vốn kịp do gửi hồ sơ vào thời điểm hết nguồn vốn.
Việc bình xét cho vay quá lâu, kéo dài thời gian, theo quy định bình xét phải có sự tham dự của 2/3 thành viên của tổ TK&VV, nếu không đủ thành phần tham dự thì không thể thực hiện bình xét, do đó sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của người dân không được giải ngân kịp thời. Việc bình xét, phê duyệt cho vay tại địa phương được thực hiện bởi những cán bộ cấp xã phường, thôn ấp, nhưng những lực lượng này phần lớn chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng, nghiệp vụ cho vay của NHCSXH, và đây là đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm tại địa phương, thường xuyên thay đổi nên cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cho vay của NHCSXH.