Các hoạt động của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa (Trang 34)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.5.1.4. Các hoạt động của Ngân hàng thương mại

Các hoạt động của NHTM gồm: Huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, hoạt động kinh doanh khác…

1.5.2. Đặc điểm nguồn nhân lực trong Ngân hàng thƣơng mại

Trong bối cảnh cạnh tranh của nền kinh tế thị trường và cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ như hiện nay, công nghệ là yếu tố quan trọng đối với mọi ngành, lĩnh vực. Nhưng riêng với hoạt động Ngân hàng, ngoài công nghệ thì NNL là vấn đề quyết định đến hoạt động kinh doanh. Do đặc thù là ngành kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt (tiền tệ và dịch v tài chính), nên NNL của NHTM có đặc điểm khác với NNL của nhiều ngành nghề kinh doanh thông thường khác như sau:

Phẩm chất đạo đức. Đạo đức được coi là phẩm chất hàng đầu của cán bộ Ngân hàng trong mọi thời điểm, đạo đức không chỉ đơn thuần về mặt xã hội mà còn được hiểu theo khía cạnh khác đó là đạo đức của tư duy sáng tạo. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lợi ích nhóm, cũng như làm phát sinh các vụ án liên quan đến hoạt động ngân hàng đều có yếu tố đạo đức nghề nghiệp, đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến hoạt động của các NHTM không được tốt. Tác động tiêu cực từ yếu tố này chính là rủi ro cho các NHTM và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

Năng lực chuy n môn. Ngoài tố chất thông minh, khéo léo, tỷ mỷ thì năng lực chuyên môn là yếu tố không thể thiếu ở nhân lực làm việc trong lĩnh vực Ngân hàng. Năng lực chuyên môn của cán bộ NHTM thể hiện ở sự tinh thông về các nghiệp vụ Ngân hàng. Muốn vậy, trước hết cán bộ Ngân hàng phải có tầm hiểu biết về sản phẩm dịch vụ và quy trình nghiệp vụ. Cán bộ ngân hàng không nên thụ động vào sự đào tạo của đơn vị, mà phải tăng cường tự học để hoàn thiện bản thân. Việc tự học phải chú trọng cả về lý thuyết và thực tiễn, học cả về nghiệp vụ chuyên môn lẫn ngoại ngữ tin học, pháp luật….

Kiến thức tổng hợp. Do hoạt động NHTM là cấp tín dụng và đầu tư cho nền kinh tế, nên đòi hỏi cán bộ NHTM phải am hiểu và có kiến thức tổng hợp của nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh, nhiều loại đặc thù quản lý của các loại hình tổ chức khác nhau. Kiến thức tổng hợp thể hiện ở nhiều yếu tố, trên nhiều mặt, cả về đạo đức xã hội, trình độ học vấn văn hóa, kỹ năng giao tiếp, tư duy phân tích…, để tư vấn cho khách hàng một cách toàn diện và hiệu quả.

Về phong cách. Hàng hóa kinhdoanh chính của NHTM tiền tệ và dịch vụ, nó rất đặc biệt và nhạy cảm, chủ yếu dựa trên sự “tín nhiệm” nên đòi hỏi cán bộ NHTM cần phải có phong cách lịch sự, tự tin, khéo léo, quyết đoán, ân cần niềm nở, tạo được sự tin tưởng cho khách hàng ở cả góc độ là người gửi tiền và người đi vay. Ngoài ra, yếu tố văn hóa và phong cách giao dịch, phục vụ khách hàng sẽ tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu của Ngân hàng và trên hết, đó là uy tín và niềm tin của thị trường, của người dân và doanh nghiệp đối với Ngân hàng đó.

Th trạng. Trong bối cảnh cạnh tranh có tính toàn cầu, đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng cường độ làm việc cao đòi hỏi nhân lực phải có các chỉ số về chiều cao, cân nặng, ngoại hình, sức bền tốt để dần tiệm cận với các chuẩn về sức khoẻ của quốc tế [6].

1.5.3. Yêu cầu chất lƣợng nguồn nhân lực của Ngân hàng thƣơng mại trong thời kỳ hội nhập

Một NHTM sở hữu NNL chất lượng sẽ có được khả năng cạnh tranh cao và khác biệt so với các NHTM khác. NNL chất lượng bao gồm các giá trị: Sự năng động, biết đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn, có kỹ năng quản trị tốt, sáng tạo trong phát triển sản phẩm, dịch vụ tiện ích và đổi mới không ngừng,…

Trong xu thế hội nhập, yêu cầu chất lượng NNL của NHTM là: Cán bộ Ngân hàng phải có kiến thức kinh doanh cơ bản và cập nhật kiến thức thường xuyên để đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng cao của môi trường kinh doanh. Biết tạo dựng phong cách kinh doanh hiện đại, đáp ứng yêu cầu và các phẩm chất cần có của xu hướng bán lẻ; không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ để đón trước thời cơ mở rộng giao dịch với khách hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, cần chú trọng kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo thuận lợi cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện. Tư duy chiến lược là yêu cầu không kém phần quan trọng trong chất lượng NNL, năng lực này thể hiện ở tư duy khoa học, ở tầm nhìn xa trông rộng, ở việc nắm bắt thời cơ và thách thức; Các quản trị Ngân hàng phải tranh thủ nắm bắt được thời cơ, tranh thủ tiếp thu trình độ quản lý và khoa học hiện đại bằng cách đi học các lớp quản lý cấp cao trong nước và quốc tế.

Chú trọng phát triển NNL chất lượng cao. NNL chất lượng cao là lực lượng đáp ứng với mục tiêu đã đề ra của NHTM về trình độ (kiến thức - kỹ năng), vị trí, lĩnh vực, kinh nghiệm công tác ở mức độ cao – phức tạp, phù hợp với yêu cầu phát triển của NHTM, xã hội, nền kinh tế trong từng giai đoạn. NNL chất lượng cao giúp đảm bảo xây dựng và thực hiện thành công các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo khả năng ứng phó tốt với biến động của môi trường kinh doanh, giành lợi thế cạnh tranh trên từng phân đoạn thị trường, giúp an toàn và lành mạnh hệ thống Ngân hàng.

NNL chất lượng cao được thể hiện ở ba góc độ: Đối với sinh viên tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học, thì hình thức đào tạo, trình độ đào tạo, kết quả tốt nghiệp, lĩnh vực chuyên môn được đào tạo, hồ sơ sinh viên, … phải đạt được ở mức độ cao. Đối với cán bộ nghiệp vụ đang công tác tại các NHTM, thì kiến thức – kỹ năng, lĩnh vực, kinh nghiệm – thâm niên công tác, triển vọng phát triển trong quá trình làm việc … đạt được ở mức độ chuyên sâu và phức tạp hơn. Đối với cán bộ quản lý các cấp đang công tác tại NHTM thì trình độ, vị trí, lĩnh vực công tác, thành tích đạt được luôn ở mức cao hơn, phức tạp hơn [22].

1.5.4. Đặc điểm quản trị nguồn nhân lực trong Ngân hàng thƣơng mại

Dựa trên đặc điểm và yêu cầu chất lượng NNL trong lĩnh vực Ngân hàng nên công tác QTNNL tại các NHTM có một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, quản trị nhân lực tại NHTM là tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản trị chất lượng nhằm đạt được hiệu quả và năng suất cao hơn với một lực lượng lao động hạn chế. Một trong những yêu cầu chính của nhà quản trị là tìm ra đúng người, đúng số lượng và đúng thời điểm trên các điều kiện thỏa mãn cả Ngân hàng và nhân viên mới.

Thứ hai, phát triển chất lượng NNL trong NHTM có nền tảng là một đội ngũ lao động với trình độ kiến thức căn bản tương đối tốt. Nhân sự Ngân hàng nhìn chung đều được lựa chọn là những người có tư chất tốt, có vốn kiến thức, cũng như thể hiện khả năng cạnh tranh cao. Nền tảng đó giúp cho việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có thể đạt được những hiệu quả tích cực nhất.

Thứ ba, quản trị nhân lựctrong NHTM diễn ra liên tục để bắt kịp những thay đổi của thị trường cũng như hạ tầng công nghệ. Điều đó sẽ tác động hai mặt lên tổ

chức. Một mặt, hoạt động quản trị nhân lực diễn ra liên tục sẽ tạo áp lực về khối lượng công việc cho các bộ phận có liên quan. Nhưng mặt khác, sự thay đổi diễn ra nhanh chóng cũng là điều kiện để tổ chức liên tục làm mới mình và tự tạo ra những cơ hội đột phá.

Thứ tư, QTNNLở NHTM trong điều kiện cạnh tranh đối mặt với nguy cơ bị chảy máu chất xám. Do đó, việc quản trị nhân lực phải gắn chặt với việc sử dụng lao động có hiệu quả, vừa thu hút được người tài, vừa hạn chế tối đa được tình trạng nhân viên giỏi trong Ngân hàng mình nhảy việc.

1.5.5. Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực tại một số Ngân hàng TMCP ở Việt Nam Việt Nam

1.5.5.1. Kinh nghiệm ở Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) (Vietcombank)

Vietcombank được thành lập năm 1963, trải qua hơn 50 năm phát triển, hiện là một trong số những Ngân hàng tốp đầu tại Việt Nam xét trên nhiều khía cạnh. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác QTNNL, Ban lãnh đạo Vietcombank đã luôn luôn chú trọng đến công tác cán bộ từ khâu tuyển dụng lựa chọn đến đánh giá, sử dụng, đào tạo, quy hoạch, đề bạt bổ nhiệm và các chính sách khuyến khích đãi ngộ người lao động, cụ thể:

Trong tuyển dụng, nhân viên được tuyển theo yêu cầu cụ thể, thực hiện tuyển dụng minh bạch, với các quy trình đầy đủ, rõ ràng, đảm bảo sự công bằng, khách quan. Tất cả các ứng viên đều có cơ hội ngang nhau khi tham gia vào hoạt động tuyển dụng, ưu tiên tuyển dụng và thu hút nhân sự có trình độ chuyên môn cao.

Về đào tạo NNL, Vietcombank tập trung đầu tư phát triển NNL theo chiến lược rõ ràng, hiệu quả, có trình độ chuyên môn cao, tổ chức các lớp đào tạo và thực tập sau tuyển dụng cho phù hợp với nhân viên mới. Thực hiện công tác đào tạo cán bộ quy hoạch và phát triển các cán bộ có tiềm năng. Vietcombank đã chú trọng xây dựng và phát triển NNL qua các chính sách khuyến khích nhân viên phát triển toàn diện cả về trình độ chuyên môn và kỹ năng mềm phù hợp với từng vị trí công việc thông qua các khóa đào tạo theo bản đồ chung và bản đồ học tập chuyên môn nghiệp vụ.

Chính sách lương thưởng, phúc lợi. Vietcombank đã hoàn thiện và mở rộng áp dụng hệ thống quản lý hiệu quả làm việc và trả lương theo hiệu quả công việc trong toàn hệ thống. Thực hiện chi trả thu nhập gắn liền với yêu cầu công việc, giá trị công việc, hiệu quả làm việc; Đảm bảo công bằng trong nội bộ, cạnh tranh trên thị trường. Có chính sách giữ chân người giỏi, đồng thời thu hút nhân tài từ bên ngoài bằng việc quan tâm đến quyền lợi về vật chất và tinh thần cho người lao động, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chia sẽ và tin tưởng lẫn nhau. Tạo điều kiện về cơ hội, môi trường để nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực cá nhân trong một môi trường chuyên nghiệp. Chú trọng công tác đánh giá, quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ, tạo nguồn cán bộ bổ sung cho đội ngũ lãnh đạo khi cần thiết.

1.5.5.2. Kinh nghiệm ở Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam(Vietinbank)

Vietinbank là một trong bốn NHTM nhà nước, có mạng lưới và quy mô hoạt động lớn, quá trình hình thành và phát triển lâu năm, với đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo.

Là một trong những Ngân hàng thành công trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực, Vietinbank có trung tâm đào tạo riêng phục vụ cho việc đào tạo cán bộ nhân viên trong hệ thống. Nhân viên mới khi được tuyển dụng vào đều được đào tạo trước khi làm việc, mỗi vị trí đều được tập huấn riêng, sau đó từng năm đều được đào tạo nâng cao. Trong phân tích nhu cầu đào tạo, Vietinbank đã xây dựng các mục tiêu đào tạo từ cuối năm trước để triển khai việc đào tạo cho năm sau và những năm tiếp theo.

Tuy chưa áp dụng KPI trong đánh giá kết quả thực hiện công việc, nhưng công tác chi trả lương và các khoản phụ cấp đãi ngộ đối với các cán bộ nhân viên được Vietinbank thực hiện đầy đủ. Cuối năm, các cán bộ có những thành tích xuất sắc đều được Vietinbank khen thưởng xứng đáng, điều này là động lực to lớn làm nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên.

1.5.5.3. Áp d ng kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát tri n Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa.

Nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm của các NHTM trong lĩnh vực sử dụng quản lý nhân lực là một công việc hết sức cần thiết đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa. Tuy nhiên việc tham khảo và lựa

chọn cần phải tiến hành một cách thận trọng, khoa học và phù hợp với thực tiễn tại đơn vị.

Kết luận chƣơng 1

Chương 1 đã hệ thống cơ sở lý luận về QTNNL đối với doanh nghiệp, làm rõ cơ sở lý luận về QTNNL tại NHTM. Các nội dung chính trong hoạt động quản trị nhân lực như: hoạch định NNL, phân tích và mô tả công việc, hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá nhân sự, chế độ tiền lương và đãi ngộ cũng được nêu một cách chi tiết, đầy đủ. Các cơ sở lý luận này là nền tảng để đi sâu phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp ở các chương tiếp theo của luận văn trong công tác QTNNL tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH MỘC HÓA 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng Đầu tư và Việt Phát triển Nam (BIDV) là một trong những NHTM nhà nước lớn và lâu đời nhất Việt Nam, cung cấp nhiều sản phẩm cho vay, tiền gửi, các dịch vụ ngân hàng… và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phi ngân hàng theo quy định của pháp luật. Số lượng nhân viên hiện nay khoảng 25.000 người, vốn điệu lệ là 34.187 tỷ đồng.

Các giai đoạn phát triển:

- Giai đoạn 1957 - 1980: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập theo Nghị định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ.

- Giai đoạn 1981 - 1989: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.

- Giai đoạn 1990 - 1994: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Tháng 5/2012, thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Tháng 1/2014, niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh với mã BID.

Hơn 60 năm qua, BIDV đã trải qua các giai đoạn xây dựng và trưởng thành, từng bước trở thành một trong những Ngân hàng hàng đầu Việt Nam, góp phần cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế đất nước.

Vị thế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

BIDV là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam; có tầm ảnh hưởng rộng trên thị trường Tài chính – Ngân hàng. Ngoài việc được Chính phủ giao nhiệm vụ tài trợ cho các công trình trọng điểm của quốc gia, thì BIDV đang xây dựng và

phát triển để trở thành Ngân hàng hiện đại, cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ và trọng tâm là phát triển ngân hàng bán lẻ, đây là thị trường có nhiều tiềm năng để phát triển ở Việt Nam.

Năng lực cạnh tranh của BIDV khá tốt so với các đối thủ cạnh tranh. Mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp ở cả 63 tỉnh thành và đang mở rộng hoạt động ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)