Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa (Trang 40)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng Đầu tư và Việt Phát triển Nam (BIDV) là một trong những NHTM nhà nước lớn và lâu đời nhất Việt Nam, cung cấp nhiều sản phẩm cho vay, tiền gửi, các dịch vụ ngân hàng… và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phi ngân hàng theo quy định của pháp luật. Số lượng nhân viên hiện nay khoảng 25.000 người, vốn điệu lệ là 34.187 tỷ đồng.

Các giai đoạn phát triển:

- Giai đoạn 1957 - 1980: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập theo Nghị định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ.

- Giai đoạn 1981 - 1989: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.

- Giai đoạn 1990 - 1994: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Tháng 5/2012, thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Tháng 1/2014, niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh với mã BID.

Hơn 60 năm qua, BIDV đã trải qua các giai đoạn xây dựng và trưởng thành, từng bước trở thành một trong những Ngân hàng hàng đầu Việt Nam, góp phần cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế đất nước.

Vị thế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

BIDV là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam; có tầm ảnh hưởng rộng trên thị trường Tài chính – Ngân hàng. Ngoài việc được Chính phủ giao nhiệm vụ tài trợ cho các công trình trọng điểm của quốc gia, thì BIDV đang xây dựng và

phát triển để trở thành Ngân hàng hiện đại, cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ và trọng tâm là phát triển ngân hàng bán lẻ, đây là thị trường có nhiều tiềm năng để phát triển ở Việt Nam.

Năng lực cạnh tranh của BIDV khá tốt so với các đối thủ cạnh tranh. Mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp ở cả 63 tỉnh thành và đang mở rộng hoạt động ở các nước Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Myanmar) và một số nước châu Âu (Séc, Nga); là Ngân hàng có truyền thống phục vụ đầu tư phát triển cho quốc gia; được tiếp nhận các nguồn vốn lớn ODA và ủy thác từ các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới (theo Enternews.vn).

Về tài sản, xét về số tuyệt đối theo thống kê trong các Ngân hàng năm 2018, BIDV là Ngân hàng có tổng tài sản cao nhất với hơn 1,3 triệu tỷ đồng, kế đến là Vietinbank (1,16 triệu tỷ đồng) và Vietcombank (1,07 triệu tỷ đồng) (theo Vietnam Report).

Trong danh sách các Ngân hàng lớn nhất châu Á năm 2018 do tạp chí lừng danh về tài chính The Asian Banker xếp hạng thì BIDV có vị trí cao nhất với xếp hạng thứ 157 châu Á, tiếp đến là VietinBank đứng thứ 163, Vietcombank ở vị trí 188.

Về lợi nhuận, tính đến 31/12/2018 lợi nhuận trước thuế hợp nhất BIDV đạt 9.625 tỷ đồng, xếp thứ 3 trong các Ngân hàng có lợi nhuận cao nhất (The Forbes).

Về uy tín, căn cứ trên 3 tiêu chí chính: Năng lực và hiệu quả tài chính; Uy tín truyền thông; Điều tra khảo sát về mức độ nhận biết và sự hài lòng của khách hàng với các sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng, thì BIDV xếp vị trí thứ 3 trong danh sách đánh giá xếp hạng NHTM Việt Nam uy tín năm 2018 (theo Vietnam Report).

Theo tạp chí The Asian Banker, BIDV đang là thương hiệu dẫn đầu của ngành ngân hàng Việt Nam trong nhóm 100 ngân hàng bán lẻ mạnh nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi năm 2018.

Trong các năm qua, BIDV liên tục được vinh danh bằng nhiều giải thưởng: Top 1.000 Ngân hàng toàn cầu (The Banker); NHTM có giá trị thương hiệu trong top 500 toàn cầu và đứng đầu Việt Nam (Brand Finance); Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam (Ngân hàng Phát tri n Châu Á - ADB); Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2015-2019 (The Asian Banker)...

2.1.2. Mục tiêu, phƣơng châm hoạt động và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.

2.1.2.1. M c ti u hoạt động

Mục tiêu hoạt động của BIDV là trở thành ngân hàng chất lượng, uy tín hàng đầu Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu này, BIDV đã đề ra chính sách kinh doanh: chất lượng, tăng trưởng bền vững, hiệu quả an toàn. Hiện nay, BIDV đã mở rộng cơ cấu nền khách hàng của mình, chuyển dịch từ bán buôn sang bán lẻ; BIDV cũng cam kết với khách hàng: cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ít nhất, chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp. Đây chính là các định hướng để mọi hoạt động của nhân viên trong BIDV thực hiện.

2.1.2.2. Phương châm hoạt động

BIDV có phương châm hoạt động rõ ràng, phù hợp mục tiêu đề ra: - Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV. - Chia sẻ cơ hội - Hợp tác thành công.

2.1.2.3. Đặc đi m hoạt động kinh doanh

BIDV đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với nhiều định chế tài chính trong nước và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương; Thiết lập các liên doanh trong và ngoài nước.

Hiện nay, BIDV hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực ngân hàng và phi ngân hàng, cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng như: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại; Bảo hiểm; Chứng khoán; Đầu tư tài chính…

Ngoài việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, BIDV còn khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ những dự án trọng điểm, đầu tư cho những chương trình lớn, các ngành then chốt của nền kinh tế.

2.2. Giới thiệu về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa Nam – Chi nhánh Mộc Hóa

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển.

Địa bàn hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Mộc Hóa là vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An (gồm thị xã Kiến Tường, huyện Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng). Nền kinh tế chính của vùng là sản xuất nông nghiệp, nông dân chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số của địa phương. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Mộc Hóa có 70 Cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động gồm Trụ sở Chi nhánh và 4 Phòng giao dịch tại các huyện trọng điểm.

Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Mộc Hóa.

Tên gọi tắt: BIDV Mộc Hóa.

Địa chỉ: 06 Đường 30/4, Phường 1, Thị xã Kiến Tường, Tỉnh Long An. BIDV Mộc Hóa tiền thân là Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Đồng Tháp Mười (gọi tắt là MHB Đồng Tháp Mười), được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 03/12/2002. Đến ngày 23/05/2015, theo chủ trương của Chính phủ MHB sáp nhập vào BIDV; MHB Đồng Tháp Mười được đổi tên thành BIDV Mộc Hóa. Sau khi sáp nhập, hoạt động của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn do phải thay đổi về quy trình, công nghệ, văn hóa kinh doanh… theo BIDV. Song, với sự đoàn kết, quyết tâm của tất cả cán bộ nhân viên trong toàn Chi nhánh đã nỗ lực vượt qua những khó khăn để có được kết quả như ngày hôm nay.

Qua 17 năm hình thành và phát triển BIDV Mộc Hóa đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển của hệ thống, tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước, từ việc huy động vốn, tăng trưởng dịch vụ đến đầu tư tín dụng, Chi nhánh đã góp phần tích cực trong việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An. Uy tín và Thương hiệu của BIDV nói chung, của BIDV Mộc Hóa nói riêng ngày càng được lan tỏa và được nhiều người biết đến; Thị phần và quy mô ngày càng được mở rộng và phát triển.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động.

Mô hình tổ chức của BIDV Mộc Hóa hiện nay thực hiện theo quyết định số 3166/QĐ–BIDV ngày 30/11/2016 của Hội đồng quản trị phê duyệt mô hình tổ chức mẫu của Chi nhánh và ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ chính của các Phòng/Tổ, Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh BIDV. Hoạt động của BIDV Mộc Hóa được điều hành và quản lý bởi Ban giám đốc Chi nhánh. Cơ cấu tổ chức được chia thành 5 khối: khối Quản lý khách hàng, khối Quản lý rủi ro, khối Tác nghiệp, khối Quản lý nội bộ, khối Đơn vị trực thuộc.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy BIDV Mộc Hóa

Nguồn: BIDV Mộc Hóa

BIDV Mộc Hóa có tất cả 12 phòng ban. Mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng. Tại mỗi phòng đều có lãnh đạo là trưởng, phó phòng và cán bộ nhân viên. Chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban như sau:

Ban giám đốc: Gồm có Giám đốc và 03 Phó giám đốc. Trong đó, Giám đốc Chi nhánh là đại diện theo ủy quyền của Tổng Giám đốc và là người điều hành cao nhất, thực hiện công tác quản lý mọi hoạt động của Chi nhánh trong phạm vi phân

Ban Giám đốc

Khối quan hệ khách

hàng Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ Khối trực thuộc

Phòng khách hàng Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quản trị tín dụng Phòng Giao dịch khách hàng Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Tài chính – Kế toán Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Tổ Điện toán Phòng giao dịch Vĩnh Hưng Phòng giao dịch Tân Thạnh Phòng giao dịch Thạnh Hóa Phòng giao dịch Bình Phong Thạnh download by : skknchat@gmail.com

cấp quản lý phù hợp với Điều lệ và các quy định khác của BIDV. Phó giám đốc Chi nhánh là người giúp việc cho Giám đốc theo sự phân công và ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc được phân công, ủy quyền đó.

Phòng Khách hàng: Với chức năng cơ bản là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần.

Phòng Quản lý rủi ro: Chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của Ngân hàng, là nơi kiểm soát thứ hai đối với các giao dịch được đề xuất bởi Phòng khách hàng và các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, phòng Quản lý rủi ro còn thực hiện chức năng duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, 27001:2013 và chức năng kiểm tra nội bộ.

Các phòng thuộc khối tác nghiệp gồm: Phòng Quản trị tín dụng, phòng Giao dịch khách hàng và phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ, là nơi hoàn tất các giao dịch do phòng Khách hàng đã thực hiện, đề xuất và được phê duyệt (hoàn thiện hồ sơ, xử lý giao dịch và lưu trữ chứng từ); Là bộ phận chịu trách nhiệm tác nghiệp cho các nghiệp vụ của Ngân hàng như thanh toán, tiền vay, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại…

Phòng Tài chính - Kế toán và phòng Kế hoạch - Tổng hợp (thuộc khối quản lý nội bộ): Thực hiện các chức năng xây dựng và theo dõi kế hoạch của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán; công tác tổ chức cán bộ và công tác hành chính, công tác lao động tiền lương, đào tạo, thi đua của Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của BIDV.

Các Phòng giao dịch (khối trực thuộc): Hoạt động như một Chi nhánh thu nhỏ trong chức năng và hạn mức thẩm quyền được phân cấp. Thực hiện các hoạt động kinh doanh huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán và các hoạt động khác.

2.2.3. Nhiệm vụ, chức năng

Theo quy chế tổ chức và hoạt động của các Chi nhánh trong hệ thống BIDV, thì BIDV Mộc Hóa có nhiệm vụ sau:

- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức: Tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu…

- Cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá; Bảo lãnh Ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng...

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước (séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, thư tín d ng, dịch v thu hộ…), thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế (chi trả kiều hối, thanh toán qua mạng SWIFT…), thực hiện các dịch vụ khác…

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cung ứng các phương tiện thanh toán, tư vấn tài chính, cung ứng dịch vụ ngoại hối, các dịch vụ Ngân hàng điện tử…

2.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa.

2.2.4.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn luôn được coi là một trong những hoạt động tạo tiền đề để phát triển các hoạt động khác của Ngân hàng. BIDV Mộc Hóa đặc biệt quan tâm đến việc có được nguồn vốn ổn định, chi phí thấp; Với những chính sách điều hành hợp lý, linh hoạt, nguồn vốn huy động của BIDV Mộc Hóa luôn tăng trưởng một cách ổn định, phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của BIDV Mộc Hóa năm 2015 – 2018

Nguồn: Báo cáo năm của BIDV Mộc Hóa

STT CHỈ TIÊU NĂM 2015 (triệu đồng) NĂM 2016 (triệu đồng) NĂM 2017 (triệu đồng) NĂM 2018 (triệu đồng) TĂNG TRƢỞNG 2018/2015 (%) 1 Tiền gửi TCKT 102.000 152.000 138.000 144.000 141,18 2 Tiền gửi cá nhân 351.000 486.000 562.000 561.000 159,83

Tổng 453.000 638.000 700.000 705.000 155,63

Công tác huy động vốn của Chi nhánh ngày càng trở nên hiệu quả hơn với các chiến lược về đa dạng hoá các phương thức huy động cũng như các kênh huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế. Tăng trưởng huy động vốn năm 2018 so với năm 2015 là 155,63%, với nguồn tiền này giúp Chi nhánh chủ động được trong việc sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý trong hoạt động kinh doanh. Điều này không chỉ chứng tỏ chính sách lãi suất của BIDV là rất hấp dẫn đối với khách hàng mà còn là bằng chứng rõ nét về uy tín của BIDV ngày càng lớn mạnh cũng như chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao của đội ngũ Cán bộ nhân viên BIDV Mộc Hóa.

2.2.4.2. Hoạt động tín d ng

Cùng với sự phát triển ổn định về nguồn vốn, hoạt động cho vay của BIDV Mộc Hóa đã và đang ngày càng mở rộng và tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Tăng trưởng tín dụng năm 2018 so với năm 2015 là 218,65%, và có xu hướng tiếp tục tăng trong tương lai. Đây là mức tăng trưởng cao so với bình quân ngành Ngân hàng, và đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay của nền kinh tế địa phương.

Bảng 2.2. Tình hình cho vay của BIDV Mộc Hóa năm 2015 - 2018

Nguồn: Báo cáo năm của BIDV Mộc Hóa

Do đặc thù địa bàn hoạt động của Chi nhánh là vùng nông thôn, người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên thế mạnh của Chi nhánh là cho vay bán lẻ, đối tượng chính là cá nhân, hộ kinh doanh, còn các Công ty và Doanh nghiệp rất ít

(năm 2018 dư nợ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng 84,92% trên tổng dư nợ). Đây

STT CHỈ TIÊU NĂM 2015 (triệu đồng) NĂM 2016 (triệu đồng) NĂM 2017 (triệu đồng) NĂM 2018 (triệu đồng) TĂNG TRƢỞNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)