Cơ cấu tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa (Trang 44 - 45)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động

Mô hình tổ chức của BIDV Mộc Hóa hiện nay thực hiện theo quyết định số 3166/QĐ–BIDV ngày 30/11/2016 của Hội đồng quản trị phê duyệt mô hình tổ chức mẫu của Chi nhánh và ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ chính của các Phòng/Tổ, Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh BIDV. Hoạt động của BIDV Mộc Hóa được điều hành và quản lý bởi Ban giám đốc Chi nhánh. Cơ cấu tổ chức được chia thành 5 khối: khối Quản lý khách hàng, khối Quản lý rủi ro, khối Tác nghiệp, khối Quản lý nội bộ, khối Đơn vị trực thuộc.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy BIDV Mộc Hóa

Nguồn: BIDV Mộc Hóa

BIDV Mộc Hóa có tất cả 12 phòng ban. Mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng. Tại mỗi phòng đều có lãnh đạo là trưởng, phó phòng và cán bộ nhân viên. Chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban như sau:

Ban giám đốc: Gồm có Giám đốc và 03 Phó giám đốc. Trong đó, Giám đốc Chi nhánh là đại diện theo ủy quyền của Tổng Giám đốc và là người điều hành cao nhất, thực hiện công tác quản lý mọi hoạt động của Chi nhánh trong phạm vi phân

Ban Giám đốc

Khối quan hệ khách

hàng Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ Khối trực thuộc

Phòng khách hàng Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quản trị tín dụng Phòng Giao dịch khách hàng Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Tài chính – Kế toán Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Tổ Điện toán Phòng giao dịch Vĩnh Hưng Phòng giao dịch Tân Thạnh Phòng giao dịch Thạnh Hóa Phòng giao dịch Bình Phong Thạnh download by : skknchat@gmail.com

cấp quản lý phù hợp với Điều lệ và các quy định khác của BIDV. Phó giám đốc Chi nhánh là người giúp việc cho Giám đốc theo sự phân công và ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc được phân công, ủy quyền đó.

Phòng Khách hàng: Với chức năng cơ bản là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần.

Phòng Quản lý rủi ro: Chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của Ngân hàng, là nơi kiểm soát thứ hai đối với các giao dịch được đề xuất bởi Phòng khách hàng và các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, phòng Quản lý rủi ro còn thực hiện chức năng duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, 27001:2013 và chức năng kiểm tra nội bộ.

Các phòng thuộc khối tác nghiệp gồm: Phòng Quản trị tín dụng, phòng Giao dịch khách hàng và phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ, là nơi hoàn tất các giao dịch do phòng Khách hàng đã thực hiện, đề xuất và được phê duyệt (hoàn thiện hồ sơ, xử lý giao dịch và lưu trữ chứng từ); Là bộ phận chịu trách nhiệm tác nghiệp cho các nghiệp vụ của Ngân hàng như thanh toán, tiền vay, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại…

Phòng Tài chính - Kế toán và phòng Kế hoạch - Tổng hợp (thuộc khối quản lý nội bộ): Thực hiện các chức năng xây dựng và theo dõi kế hoạch của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán; công tác tổ chức cán bộ và công tác hành chính, công tác lao động tiền lương, đào tạo, thi đua của Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của BIDV.

Các Phòng giao dịch (khối trực thuộc): Hoạt động như một Chi nhánh thu nhỏ trong chức năng và hạn mức thẩm quyền được phân cấp. Thực hiện các hoạt động kinh doanh huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán và các hoạt động khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)