IV. NĂNG LỰC GIẢNG DẠY Tiêu chí 13 Giảng bài, truyền đạt
13. Có cơ hội học tập, nghiên cứu phát triển chuyên môn, nghề nghiệp.
nghiệp.
Nguồn: Tác giả tổng hợp qua nghiên cứu lý thuyết.
Việc xây dựng nội dung cụ thể của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên sẽ giúp cho tác giả có cơ sở để xây dựng phiếu khảo sát nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp một cách thuận lợi, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Với mỗi nội dung trên, tác giả thiết kế thang đo 5 mức độ và tiến hành khảo sát theo quy trình bài bản: 1 - Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không ý kiến; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý (Phụ lục 1).
Tiểu kết Chương 1
Như vậy, trong Chương 1 này, tác giả đã phân tích, góp phần xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu về chất lượng giảng viên. Các vấn đề lý thuyết được làm sáng tỏ bao gồm: Khái niệm, đặc điểm lao động của giảng viên; khái niệm, ảnh hưởng của chất lượng giảng viên đến sự phát triển của cơ sở đào tạo; tiêu chí chất lượng giảng viên; các yêu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên. Các vấn đề lý thuyết trên được làm sáng tỏ có ý nghĩa quan trọng, giúp cho tác giả có cơ sở lý luận vững chắc để nghiên cứu thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong Chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014-2019
2.1. Khái quát về đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ, được thành lập năm 2011 trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội, có chức năng “đào tạo trình độ đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; hợp tác quốc tế và dịch vụ công phục vụ ngành Nội vụ, nền công vụ và yêu cầu của xã hội”[8]. Sứ mệnh và tầm nhìn của Nhà trường được xác định là: “Mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành nội vụ và cho xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế. Đến năm 2025 trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực có uy tín trong nước, khu vực và quốc tế…., trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu có chất lượng, có uy tín trong nước và khu vực”[36].
Để thực hiện chức năng, sứ mệnh và tầm nhìn nêu trên, việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên - lực lượng lao động trực tiếp (giảng dạy, nghiên cứu) trong hoạt động đào tạo của Nhà trường, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý và chất lượng cao là vấn đề quan trọng bậc nhất. Đây cũng là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức đối với lãnh đạo Nhà trường. Trước khi tiến hành nghiên cứu thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, tác giả khái quát thực trạng số lượng, cơ cấu giảng viên Nhà trường là rất cần thiết để làm cơ sở phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn. Thông tin tổng hợp về số lượng, cơ cấu giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019 được tổng hợp trong Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3. Số lượng, cơ cấu giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019
Đơn vị tính: Người
Năm 2014 Năm 2019