Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 48 - 49)

IV. NĂNG LỰC GIẢNG DẠY Tiêu chí 13 Giảng bài, truyền đạt

3. Thâm niên công tác của giảng viên

2.3.2. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ

chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ

a) Ưu điểm và nguyên nhân

Với sự chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên cho nên giai đoạn 2014-2019, tỷ lệ giảng viên Nhà trường có trình độ TS, PGS tăng từ 14,5% lên 20,5% (Bảng 5), tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học được nâng từ 79% năm 2014 lên 90% năm 2019 và hiện tại có 41 người đang theo học nghiên cứu sinh[31]. Các giảng viên đều chủ động học tập, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên đại học, cao đẳng, đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ theo quy định. Thực tế quá trình công tác đã khẳng định các giảng viên đã phát huy được những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của mình, có sự vận dụng sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy được phân công.

Nguyên nhân của ưu điểm trên trước hết xuất phát từ chính sự nỗ lực, ý thức tự học tập của giảng viên để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của giáo dục đại học. Bên cạnh đó, Nhà trường có sự quan tâm, động viên giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn và khen thưởng kịp thời đối với những người hoàn thành khóa học. Đó là nguồn động viên lớn đối với các giảng viên, tạo nên một môi trường tự học tập, rèn luyện trong Nhà trường.

b) Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế về trình độ chuyên môn của giảng viên Nhà trường hiện nay đó là việc vẫn còn giảng viên chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định mới

của Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018. Theo đó, 25 giảng viên (chiếm 10%) mới đạt trình độ đại học và mặc dù đang theo học bậc học ThS, nhưng việc này cũng đang tạo ra áp lực về chuyên môn không chỉ đối với chính họ, mà còn ảnh hưởng đến mặt bằng chất lượng chung của giảng viên Nhà trường trong bối cảnh mở rộng quy mô, chuyên ngành đào tạo và sự cạnh tranh trong đào tạo của Nhà trường. Bên cạnh đó, mặt bằng kiến thức tin học, ngoại ngữ của giảng viên Nhà trường mới chỉ đạt ở mức độ nhất định - theo đánh giá chung của Nhà trường[49], là một trong những hạn chế không nhỏ, ảnh hưởng đến năng lực, uy tín nghề nghệp của chính giảng viên và của Nhà trường.

Hạn chế trên do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, năm 2018, Trường Trung cấp Văn thư - Lưu trữ với nhiều giáo viên có mặt bằng trình độ đại học được sáp nhập vào Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, làm gia tăng tỷ lệ giảng viên Nhà trường có trình độ ĐH. Thứ hai, năm 2019, Luật Giáo dục đại học sửa đổi có hiệu lực thi hành với điều kiện, tiêu chuẩn giảng viên phải có trình độ từ ThS trở lên, đã làm cho nhiều giảng viên của Trường ở trình độ ĐH không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Mặc dù có ảnh hưởng chung đến mặt bằng chất lượng của giảng viên, nhưng Nhà trường cũng đã xây dựng và thực hiện lộ trình đến năm 2021 tất cả giảng viên đạt trình độ sau đại học[49] để đảm bảo tiêu chuẩn giảng viên quy định hiện hành. Thứ ba, phần lớn giảng viên có quá trình học tập, nghiên cứu trong nước, cùng với đó là chuyên ngành đào tạo trong lĩnh vực xã hội - nhân văn, sự hạn chế của chủ thể trong việc tự học tập, bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ, cho nên đã làm cho mặt bằng kiến thức tin học, ngoại ngữ của giảng viên Nhà trường mới đạt mức độ nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)