Thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 39 - 41)

IV. NĂNG LỰC GIẢNG DẠY Tiêu chí 13 Giảng bài, truyền đạt

3. Thâm niên công tác của giảng viên

2.2.2. Thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ

kiến thức nghiệp vụ

Giai đoạn 2014-2019, trước những yêu cầu về phát triển mở rộng ngành đào tạo, Nhà trường quan tâm đến việc đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giảng viên. Đến nay, giảng viên Nhà trường “được trang bị khá cơ bản về kiến thức chuyên môn,… góp phần phục vụ tốt cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường”[49]. Tính đến năm 2019, giảng viên Nhà trường có trình độ sau đại học chiếm 90%, cao hơn nhiều so với thời điểm năm 2014.

Bảng 5. Thống kê trình độ chuyên môn của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Đơn vị tính: Người

Năm 2014 Năm 2019 Năm 2025 (dự kiến)

Tổng số giảng viên 165 249 301 Giảng viên có học hàm GS 0 0 2 Giảng viên có học hàm PGS 3 6 12 Giảng viên có trình độ TS 21 45 101 Giảng viên có trình độ ThS 107 173 186 Giảng viên có trình độ ĐH 34 25 0

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ một số văn bản quản lý của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội[34]

Bảng 5 cho thấy, giai đoạn 2014-2019 mặc dù có sự gia tăng tỷ lệ giảng viên Nhà trường đạt trình độ ThS, TS và giảm tỷ lệ giảng viên có trình độ ĐH, nhưng vẫn còn 25 giảng viên (chiếm 10%) có trình độ ĐH - chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định mới của Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018. Tuy nhiên, kết quả đánh giá phân loại hàng năm 2014-2019[7][39][41][42][43][46] của Nhà trường đều khẳng định các giảng viên hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn. Điều này cho thấy giảng viên Nhà trường tuy có mặt bằng trình độ chuyên môn khác nhau, nhưng đều có khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn được đào tạo đáp ứng cơ bản những yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn được giao.

Cùng với sự phát triển mở rộng về quy mô, chuyên ngành đào tạo, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng, “được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên đại học, cao đẳng” đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ giảng dạy theo quy định chung, thế nhưng mới chỉ “có trình độ nhất định về ngoại ngữ và tin học”[49]. Trong bối cảnh hội nhập và

cách mạng 4.0, nhân lực của tổ chức ngoài trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, thì kiến thức tin học, ngoại ngữ đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất, hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân. Nhất là đối với nhân lực lao động trí tuệ như giảng viên, việc sử dụng ngoại ngữ để khai thác nguồn học liệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu là một đòi hỏi cao để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chính của mình - hướng dẫn người học tiếp cận, khám phá, lĩnh hội tri thức.

Thực tế tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, giảng viên có mặt bằng trình độ ngoại ngữ, tin học để khai thác hiệu quả các nguồn học liệu và ứng dụng trong nghiên cứu, giảng dạy vẫn ở mức khiêm tốn. Cùng với đó là vẫn còn 10% giảng viên chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định hiện hành, đã và đang là vấn đề thách thức về chất lượng nhân lực trước yêu cầu của giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Kết quả khảo sát của tác giả năm 2020 về chất lượng giảng viên Nhà trường thông qua tiêu chí trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ cũng cho thông tin tương đồng, góp phần minh chứng thêm cho những nhận định, đánh giá về thực trạng nêu trên, thể hiện qua Bảng 6.

Bảng 6. Kết quả khảo sát chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội qua tiêu chí trình độ chuyên môn

N Tối thiểu Tối đa

Bình quân

Độ lệch chuẩn TĐCM1: Đạt trình độ chuyên môn theo hạng chức

danh nghề nghiệp được quy định (giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp)

241 2 5 4.08 .611

TĐCM2: Trình độ chuyên môn đã qua đào tạo được

khai thác tối đa trong hoạt động nghề nghiệp 241 3 5 3.91 .592

NVSP1: Có kiến thức (chứng chỉ) nghiệp vụ sư

phạm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy 241 4 5 4.61 .489

NVSP2: Phát huy được tối đa kiến thức nghiệp vụ

sư phạm trong hoạt động nghề nghiệp 241 3 5 4.29 .639

NN1: Có kiến thức (văn bằng, chứng chỉ) ngoại ngữ

đạt chuẩn theo quy định 241 3 5 4.08 .666

NN2: Phát huy được tối đa kiến thức ngoại ngữ

trong hoạt động nghề nghiệp 241 2 5 3.53 .975

TH1: Có kiến thức (văn bằng, chứng chỉ) tin học đạt

chuẩn theo quy định 241 2 5 4.09 .925

TH2: Phát huy được tối đa kiến thức tin học trong

hoạt động nghề nghiệp 241 2 5 3.65 .844

Valid N (listwise) 241

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 5 năm 2020

- Thứ nhất, mức khẳng định về trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo hạng chức danh nghề nghiệp là 4.08, vẫn còn 10.8% (25 giảng viên) “không đồng ý” và “không ý kiến” khi trả lời câu hỏi “đạt trình độ chuyên môn theo hạng chức danh nghề nghiệp được quy định” [Phụ lục 2]. Đó cũng là sự trực tiếp hoặc gián tiếp trả lời về việc chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định hiện hành - Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018.

- Thứ hai, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm được phần lớn giảng viên khai thác tối đa trong hoạt động nghề nghiệp với mức đánh giá trung bình 3.91 và 4.29 điểm, tương đương với mức 77,6% khẳng định “trình độ chuyên môn đã qua đào tạo được khai thác tối đa trong hoạt động nghề nghiệp”, 90% khẳng định “phát huy được tối đa kiến thức nghiệp vụ sư phạm trong hoạt động nghề nghiệp”

[Phụ lục 2].

- Thứ ba, đa số giảng viên có kiến thức ngoại ngữ, tin học đạt chuẩn theo quy định với mức đánh giá trung bình 4.08 và 4.09 điểm, tương ứng với mức đánh giá 81.8% và 78%. Tuy nhiên, việc phát huy tối đa kiến thức này trong hoạt động nghề nghiệp lại được đánh giá ở mức thấp hơn: 50.7% “không đồng ý” và “không ý kiến” đối với nội dung “phát huy được tối đa kiến thức ngoại ngữ trong hoạt động nghề nghiệp”; 39.5 “không đồng ý” và “không ý kiến” đối với nội dung “phát huy được tối đa kiến thức tin học trong hoạt động nghề nghiệp” [Phụ lục 2].

Kết quả khảo sát trên đã góp phần khẳng định khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên đáp ứng cơ bản những yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy được giao. Tuy nhiên, việc phát huy kiến thức ngoại ngữ, tin học trong hoạt động nghề nghiệp còn hạn chế, chưa khai thác hiệu quả các nguồn học liệu và ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)