IV. NĂNG LỰC GIẢNG DẠY Tiêu chí 13 Giảng bài, truyền đạt
3. Thâm niên công tác của giảng viên
3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên
3.2.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Năng lực giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được đánh giá đáp ứng yêu cầu chung các nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, ảnh hưởng đến mặt bằng chất lượng chung của đội ngũ giảng viên Nhà trường, đó là:
- Thứ nhất, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giảng viên trong hoạt động nghề nghiệp vẫn ở mức khiêm tốn (Bảng 9), việc “phát huy tối đa kiến thức tin học trong hoạt động nghề nghiệp” lại được giảng viên khẳng định ở mức độ không cao (Bảng 6), ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy chuyên môn của họ, mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự nỗ lực học tập, bồi dưỡng, rèn luyện của mỗi giảng viên. - Thứ hai, tỷ lệ giảng viên có tiêu chuẩn, năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu giảng dạy bậc sau đại học còn thấp: 51/249 người, chiếm 20% (Bảng 5), dẫn đến hoạt động đào tạo sau đại học của Nhà trường chưa thực sự chủ động về nhân lực, ít giảng viên tham gia hướng dẫn luận văn thạc sĩ (Bảng 9) và nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ yếu tố khách quan gắn với sự hình thành và phát triển của Nhà trường từ trường cao đẳng lên trường đại học.
Những hạn chế trên tuy không lớn, nhưng cũng cần phải có giải pháp khắc phục kịp thời để Nhà trường luôn duy trì, phát triển đội ngũ nhân lực trực tiếp thực thi nhiệm vụ giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục đại học trong xu hướng hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0.
3.2.4.2. Nội dung giải pháp
- Thực hiện chính sách bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá kiến thức tin học và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy của giảng viên.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích, khen thưởng, xử phạt phù hợp đối với giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn ở bậc học tiến sĩ; chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với giảng viên đăng ký xét công nhận đạt chuẩn chức danh phó giáo sư, giáo sư.
Do có sự liên quan đến trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ, cho nên nội dung hai giải pháp trên được kế thừa từ “giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ” trong mục 3.2.2. đã được đề cập, phân tích trước đó.
Tiểu kết Chương 3
Trong Chương 3, trên cơ sở đưa ra quan điểm khoa học nâng cao chat lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, tác giả đề xuất một số giải pháp phù hợp, gắn với các tiêu chí chất lượng giảng viên, bao gồm: (1) Giải pháp nâng cao phẩm
chất đạo đức; (2) Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ; (3) Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học; (4) Giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy. Với mỗi giải pháp, tác giả đều xác định rõ cơ sở đề xuất giải pháp và nội dung cụ thể của giải pháp, đảm bảo tính khoa học, tính khả thi. Đồng thời tác giả cũng khuyến nghị cách thức thực hiện giải pháp phù hợp với điều kiện của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Cùng với những kết quả nghiên cứu đạt trược của các chương trước, tác giả đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đề tài luận văn đề ra.