Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí năng lực nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 49 - 51)

IV. NĂNG LỰC GIẢNG DẠY Tiêu chí 13 Giảng bài, truyền đạt

3. Thâm niên công tác của giảng viên

2.3.3. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí năng lực nghiên cứu khoa học

nghiên cứu khoa học

a) Ưu điểm và nguyên nhân

Giảng viên Nhà trường có sự chủ động tham gia nhiều hoạt động khoa học, công nghệ. Tuy số lượng các công trình nghiên cứu đã công bố của giảng viên chưa nhiều, song đã thể hiện sự nỗ lự của họ những năm qua và cũng là kết quả vượt trội so với các giai đoạn trước đó[49]. Và với những kết quả đạt được trong hoạt động khoa học, công nghệ theo hướng gia tăng của các năm trong giai đoạn 2014-2019, một tín hiệu khả quan sẽ thành hiện thực trong giai đoạn tiếp theo như mục tiêu Nhà trường đã đề ra: Năm 2025 có 03 đề tài cấp nhà nước, 07 đề tài cấp bộ, 22 đề tài cấp cơ sở, 350 bài báo khoa học trong nước, 08 bài báo khoa học quốc tế, v.v.[49]. Lý giải về vấn đề trên, có thể nhận thấy nguyên nhân từ cả hai phía: Sự nỗ lực của giảng viên và sự quan tâm của Nhà trường đối với hoạt động khoa học, công nghệ.

- Về phía giảng viên, giai đoạn 2014-2019 trước những yêu cầu phát triển của Nhà trường, các giảng viên có sự chủ động, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn ở bậc đào tạo cao hơn, đi kèm với đó là những kết quả nghiên cứu

khoa học tương xứng theo yêu cầu của từng bậc đào tạo. Tiếp đến, đó là những yêu cầu của việc nghiên cứu khoa học phục vụ mở ngành, chuyên ngành đào tạo; hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học; thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp,… đã gia tăng áp lực đối với giảng viên trong hoạt động khoa học, công nghệ.

- Về phía Nhà trường, “nhận thức rõ phát triển khoa học, công nghệ cùng với giáo dục, đào tạo là động lực then chốt để phát triển nhanh và bền vững, Nhà trường luôn chú trọng, tăng cường đầu tư các nguồn lực để nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học,…; kiện toàn, thành lập bộ phận nghiên cứu, quản lý khoa học (Viện Nghiên cứu và Phát triển, Phòng Quản lý khoa học), làm nền tảng, cơ sở thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ phát triển đa dạng, phong phú với quy mô mở rộng, đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng nghiên cứu”[49]. Ngoài ra, Nhà trường thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nội san với nội dung thiết thực, gắn với các lĩnh vực đào tạo của Nhà trường và ngành Nội vụ [26] [27] [28] [29] [30] [31], tạo cơ hội nhiều hơn cho giảng viên tham gia hoạt động khoa học, công nghệ.

b) Hạn chế và nguyên nhân

Sự hạn chế về năng lực nghiên cứu của giảng viên Nhà trường thể hiện rõ qua số lượng công trình nghiên cứu khoa học còn rất ít, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nổi bật, tạo hiệu ứng tích cực trong hoạt động khoa học, công nghệ. Theo tổng hợp, tính toán từ số liệu Bảng 8, số lượng công trình nghiên cứu bình quân của giảng viên là 0,13 giáo trình, tập bài giảng/giảng viên/6 năm; 0,55 đề tài, dự án/giảng viên/6 năm; 0,09 sách tham khảo, chuyên khảo/giảng viên/6 năm; 0,24 đề tài sinh viên/giảng viên/năm. Theo đánh giá của Nhà trường: Tiến độ triển khai các nhiệm vụ khoa học còn chậm, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học quá hạn, nợ đọng kéo dài,…; việc biên soạn giáo trình, tập bài giảng còn chậm, số lượng hạn chế, thiếu giáo trình, tập bài giảng phục vụ hoạt động đào tạo của Nhà trường[28]. Sự hạn chế về năng lực nghiên cứu khoa học có tác động ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp, chất lượng của giảng viên Nhà trường. Nguyên nhân của hạn chế này gồm cả chủ quan và khách quan.

- Về nguyên nhân chủ quan, chính là việc nhiều giảng viên chưa nhận thức rõ được vai trò, lợi ích của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với hoạt động giảng dạy chuyên môn; chưa có sự nỗ lực trong nghiên cứu. Bên cạnh đó, giảng viên Nhà trường “chưa tích cực tham gia các cuộc thi, giải thưởng nghiên cứu khoa học, sáng kiến”[28] và “nhiều giảng viên còn lên lớp với cường độ cao, chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động nghiên cứu khoa học, nên số lượng và chất lượng nghiên cứu khoa học chưa đồng đều”[31]. Kết quả khảo sát của tác giả trong Bảng 10 cũng góp phần minh chứng cho nhận định trên.

Bảng 10. Kết quả khảo sát về sự chủ động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

N Tối thiểu Tối đa

Bình quân

Độ lệch chuẩn HTRL5: Chủ động tìm kiếm, hợp tác trong

giảng dạy và nghiên cứu khoa học 241 1 5 2.58 .813

HTRL6: Chủ động tìm kiếm, đăng ký, tham gia tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học; đăng ký chủ trì, tham gia biên soạn giáo trình, tập bài giảng

241 1 5 3.04 .921

HTRL7: Chủ động nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm khoa học phục vụ giảng dạy (sách tham khảo, sách chuyên khảo, bài báo khoa học,…)

241 1 5 2.70 .891

Valid N (listwise) 241

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 5 năm 2020

Bảng 10 cho thấy rõ giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hạn chế trong việc “chủ động tìm kiếm, hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học” (mức đánh giá trung bình 2.58) và “chủ động nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm khoa học phục vụ giảng dạy (mức đánh giá trung bình 2.70); ít có sự “chủ động tìm kiếm, đăng ký, tham gia tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học; đăng ký chủ trì, tham gia biên soạn giáo trình, tập bài giảng” (mức đánh giá trung bình 3.04). Điều đó góp phần chứng tỏ phần lớn giảng viên chưa có sự chủ động, nỗ lực trong nghiên cứu khoa học - nguyên nhân chủ quan của những hạn chế về năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Nhà trường.

- Về nguyên nhân khách quan, đó là việc Nhà trường chưa có chính sách hỗ trợ hoạt hoạt động nghiên cứu khoa học đối với việc công bố sản phẩm khoa học (biên soạn, xuất bản sách tham khảo, chuyên khảo; đăng bài tạp chí quốc tế), dẫn đến việc nhiều giảng viên không hăng say, hứng thú với hoạt động này. Bên cạnh đó, Nhà trường “chưa có cơ chế khuyến khích các cá nhân đối với việc tham gia xúc tiến, thu hút các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp nhà nước về cho Trường”[27]. Vấn đề này được chỉ ra từ năm 2016, nhưng đến nay Nhà trường vẫn chưa có cơ chế khuyến khích phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)