Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí phẩm chất đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 47 - 48)

IV. NĂNG LỰC GIẢNG DẠY Tiêu chí 13 Giảng bài, truyền đạt

3. Thâm niên công tác của giảng viên

2.3.1. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí phẩm chất đạo đức

a) Ưu điểm và nguyên nhân

Về tổng thể, giảng viên Nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong lề lối làm việc nghiêm túc, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm trong công việc và trách nhiệm xã hội. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ nhận thức, hành động của giảng viên và công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, thanh tra, kiểm tra của Nhà trường.

- Về phía giảng viên, nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm nghề nghiệp và đặc điểm công việc chuyên môn, môi trường giáo dục, đào tạo, giảng viên Nhà trường luôn có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức; xây dựng hình ảnh, uy tín của người thầy giáo, cô giáo một cách phù hợp, tạo được niềm tin đối với người học và xã hội. - Về phía Nhà trường, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được thực hiện thường xuyên với sự đa dạng về hình thức: Hội nghị học tập, phổ biến nghị quyết, chỉ thị,… liên quan của Đảng, Nhà nước; hội nghị tuyên truyền, giáo dục pháp luật, … có tác động tích cực đến nhận thức, tư tưởng, lập trường của giảng viên để hướng tới việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Nhà trường. Bên cạnh đó, Nhà trường “đẩy mạnh thực hiện nghiêm nền nếp, kỷ cương dạy học, làm việc…, phối hợp với các đơn vị, chính quyền địa phương và cơ quan an ninh làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng của công chức, viên chức, người lao động trong Trường để kịp thời phản ánh, đề xuất biện pháp giải quyết những sai lệch, vướng mắc trong quá trình công tác…, công tác thanh tra được duy trì thường xuyên, kịp thời chấn chỉnh các vấn đề vi phạm quy chế, góp phần giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đảm bảo sự ổn định trên các lĩnh vực hoạt động của Trường”[31].

b) Hạn chế và nguyên nhân

Theo đánh giá chung của Nhà trường, vẫn còn tình trạng một số giảng viên thực hiện nội quy, quy chế chưa nghiêm: Thực hiện giờ lên lớp không đúng quy định; vi phạm quy định trong công tác tổ chức thi, kiểm tra, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Trường[26]. Thực tế hoạt động nghề nghiệp, vẫn còn trường hợp giảng viên vi phạm đến mức phải kỷ luật[50].

Nguyên nhân của hạn chế này chủ yếu do ý thức, trách nhiệm làm việc của một số giảng viên, làm ảnh hưởng đến kỷ cương hành chính của Nhà trường. Nhiều trường hợp vì lợi ích cá nhân nên đã không thể hiện được trách nhiệm xã hội, không có tinh thần đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong Nhà trường: Có đến 31,1% giảng viên không có ý kiến trả lời về nội dung “kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện, hành vi tiêu cực trong nhà trường” [Phụ lục 2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)