IV. NĂNG LỰC GIẢNG DẠY Tiêu chí 13 Giảng bài, truyền đạt
3. Thâm niên công tác của giảng viên
3.1.2. Nâng cao chất lượng giảng viên cần được thực hiện bằng những chính sách cụ thể, đồng bộ
chính sách cụ thể, đồng bộ
Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định các nhiệm vụ của giảng viên trong trường đại học gồm hai nhiệm vụ chính là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đây cũng là những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng giảng viên được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu lý luận về quản trị nhân lực, quản lý giáo dục đã chỉ ra rằng, lao động của giảng viên trong trường đại học là lao động trí tuệ; lao động có tính khoa học, nghệ thuật, sáng tạo; lao động có sản phẩm đặc biệt là nhân cách (phẩm chất, năng lực) con người; bị tác động bởi nhiều yếu tố như chính sách tạo động lực làm việc, môi trường làm việc, đặc điểm công việc chuyên môn, sự rèn luyện của chủ thể, v.v. Cho nên, các cơ sở đào tạo phải quan tâm xây dựng, thực hiện biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng giảng viên để họ luôn là đội ngũ nhân lực nòng cốt, thực hiện thành công các nhiệm vụ chiến lược của nhà trường trong từng giai đoạn. Và việc nâng cao chất lượng giảng viên cần được thực hiện bằng những chính sách cụ thể, đồng bộ theo những nội dung tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên, cũng như những yếu tố tác động thúc đẩy đến việc phát huy năng lực, chất lượng giảng viên.
Trong bối cảnh của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, để thực hiện được mục tiêu, tầm nhìn như đã nêu trên, việc xây dựng chính sách phát triển, nâng cao chất lượng giảng viên là rất cần thiết và cần được thực hiện theo những nội dung cụ thể, đồng bộ gắn với những nhiệm vụ chính của giảng viên và những yếu tố tác động thúc đẩy phát triển năng lực của giảng viên, cụ thể là: Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên; chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học đối với giảng viên; chính sách đãi ngộ đối với với giảng viên trình độ cao, chuyên gia, v.v.