Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí năng lực giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 51 - 55)

IV. NĂNG LỰC GIẢNG DẠY Tiêu chí 13 Giảng bài, truyền đạt

3. Thâm niên công tác của giảng viên

2.3.4. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí năng lực giảng dạy

a) Ưu điểm và nguyên nhân

Giảng viên Nhà trường có độ tuổi bình quân còn trẻ, nhưng được đánh giá có năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo theo bậc học của Nhà trường. Vấn đề này trước tiên xuất phát từ nguyên nhân chủ quan - sự chủ động, nỗ

lực học tập, rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy của giảng viên, được lý giải thông qua kết quả khảo sát của tác giả trong Bảng 11 dưới đây.

Bảng 11. Kết quả khảo sát về sự chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

N Tối thiểu Tối đa

Bình quân

Độ lệch chuẩn HTRL1: Chủ động cập nhật văn bản, chính sách

liên quan đến chuyên ngành giảng dạy 241 4 5 4.36 .480

HTRL2: Chủ động tìm kiếm và tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến việc cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên ngành

241 3 5 3.96 .773

HTRL3: Chủ động đánh giá, rút kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy theo các bậc đào tạo, hệ đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng

241 3 5 4.16 .755

HTRL4: Chủ động tìm kiếm, tham gia chương trình, hội thi liên quan đến việc nâng cao năng

lực giảng dạy, kiến thức chuyên ngành 241 3 5 4.02 .758

Valid N (listwise) 241

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 5 năm 2020

Số liệu khảo sát trên góp phần khẳng định giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đều có sự chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy với mức đánh giá trung bình từ 3.96 đến 4.36. Điều này thể hiện rằng, giảng viên Nhà trường không chỉ chủ động cập nhật văn bản, chính sách liên quan đến chuyên ngành giảng dạy; chủ động tìm kiếm và tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến việc cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên ngành; chủ động đánh giá, rút kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy theo các bậc đào tạo, hệ đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, mà còn chủ động tìm kiếm, tham gia chương trình, hội thi liên quan đến việc nâng cao năng lực giảng dạy, kiến thức chuyên ngành. Đây là yếu tố có tác động tích cực đến việc phát triển năng lực giảng dạy của giảng viên.

Bên cạnh nguyên nhân chủ quan trên, một số nguyên nhân khách quan khác có tác động tích cực đến năng lực giảng dạy của giảng viên Nhà trường, đó là:

- Hoạt động chấm giảng báo cáo của Nhà trường được thực hiện theo quy trình bài bản, chặt chẽ, theo đó cá nhân được tuyển dụng hoặc chuyển chức danh nghề nghiệp thành giảng viên phải trải qua quy trình giảng báo cáo ba cấp (cấp bộ môn, cấp khoa, cấp trường) và với giáo án chuẩn theo các bước lên lớp[35]. Điều này đã giúp cho giảng viên hình thành kỹ năng, rèn luyện phương pháp giảng dạy ngay từ khi được tuyển dụng hoặc chuyển chức danh nghề nghiệp thành giảng viên. - Công tác thanh tra của Nhà trường được duy trì thường xuyên và tập trung vào hoạt động đào tạo nhằm duy trì nền nếp dạy, học. Bên cạnh hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp, các khoa, trung tâm đã chủ động tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm trau dồi kiến thức, kỹ năng, phương pháp cho giảng viên, sinh

viên, cụ thể như: Hội thi kỹ năng nghề nghiệp; cuộc thi liên quan đến ngành học; tham quan, học tập thực tế,… được tổ chức thường niên. Cùng với đó, Nhà trường thường xuyên có những biện pháp chính sách nâng cao chất lượng giảng dạy; tăng cường hoạt động giám sát, tập trung rà soát, thống nhất giữa các chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo[26][27][28][29][30][31].

- Đa số giảng viên Nhà trường ở độ tuổi còn trẻ, được đào tạo một cách chính quy, bài bản, tiếp đến là sự nỗ lực rèn luyện của mỗi cá nhân giảng viên để trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp giảng dạy của chính mình. Cùng với đó là số lượng giảng viên Nhà trường còn ít (Năm 2014: 165/345 người, chiếm 47,8%; năm 2019: 249/498 người, chiếm 50%), trong khi Nhà trường có nhiều ngành, chuyên ngành đào tạo (13 ngành, hơn 20 chuyên ngành) và giữa các ngành, chuyên ngành có sự giao thoa kiến thức khá lớn, cho nên tần suất giảng dạy/năm học của giảng viên Nhà trường cũng lớn[26], là cơ hội tốt để giảng viên, nhất là giảng viên trẻ nhanh chóng phát triển nghề nghiệp. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện sinh hoạt chuyên môn, chế độ, chính sách, cơ hội học tập tương đối tốt cũng là một trong những yếu tố thuận lợi để giảng viên phát triển năng lực giảng dạy của mình. Vấn đề này được các giảng viên khẳng định thông qua kết quả khảo sát của tác giả trong Bảng 12.

Bảng 12. Kết quả khảo sát ý kiến giảng viên về điều kiện làm việc của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

N Tối thiểu Tối đa

Bình quân

Độ lệch chuẩn MTLV1: Giảng dạy đạt số giờ chuẩn theo định

mức năm học 241 3 5 4.54 .562

MTLV2: Cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu

cầu cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy 241 3 5 4.24 .818

MTLV3: Được sinh hoạt chuyên môn thường

xuyên tại đơn vị công tác 241 3 5 4.11 .649

MTLV4: Mức độ giảng dạy thường xuyên (tần

suất giảng dạy cao) của môn học/năm học 241 3 5 4.28 .642

CSLV1: Nhà trường có chế độ lương, thưởng

hợp lý, công bằng 241 2 5 3.39 .965

CSLV2: Nhà trường tạo cơ hội học tập, nghiên

cứu phát triển chuyên môn, nghề nghiệp 241 3 5 4.05 .799

Valid N (listwise) 241

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 5 năm 2020

Bảng 12 với những số liệu tổng hợp ý kiến trả lời của giảng viên ở mức trung bình từ 3.39 đến 4.54 về điều kiện làm việc tại Trường Đại học Học Nội vụ: Số giờ chuẩn giảng dạy theo định mức năm học được đảm bảo và với tần suất cao; cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy; được sinh hoạt chuyên môn thường xuyên tại đơn vị công tác; chế độ ưu đãi, cơ hội học tập phát

triển chuyên môn, nghề nghiệp phù hợp. Đó là những yếu tố có tác động tích cực, góp phần nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên Nhà trường thời gian qua.

b) Hạn chế và nguyên nhân

- Thứ nhất, về mặt bằng chung, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giảng viên trong hoạt động nghề nghiệp vẫn ở mức khiêm tốn (Bảng 9), ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy chuyên môn của họ. Nguyên nhân của hạn chế này chủ yếu xuất phát từ sự nỗ lực học tập, bồi dưỡng, rèn luyện của giảng viên, vì rằng về phía Nhà trường, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện sinh hoạt chuyên môn, chế độ, chính sách, cơ hội học tập tương đối tốt (Bảng 12). Theo đó, mỗi giảng viên ngoài việc đảm bảo tiêu chuẩn về chứng chỉ công nghệ thông tin theo quy định, mà còn phải nỗ lực rèn luyện để ứng dụng, vận dụng sáng tạo, linh hoạt kiến thức công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy chuyên môn, thế nhưng việc “phát huy tối đa kiến thức tin học trong hoạt động nghề nghiệp” lại được giảng viên khẳng định ở mức độ không cao (Bảng 6).

- Thứ hai, tỷ lệ giảng viên có tiêu chuẩn, năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu giảng dạy bậc sau đại học còn thấp: 51/249 người, chiếm 20% (Bảng 5), dẫn đến hoạt động đào tạo sau đại học của Nhà trường chưa thực sự chủ động về nhân lực, ít giảng viên tham gia hướng dẫn luận văn thạc sĩ (Bảng 9). Nguyên nhân của hạn chế này chủ yếu xuất phát từ yếu tố khách quan, đó là việc hình thành và phát triển của Nhà trường gắn với bậc đại học mới từ năm 2011, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ thời điểm đó rất ít (06 người). Đến nay, trải qua 9 năm hình thành và phát triển, mặc dù có sự nỗ lực lớn từ phía giảng viên và sự hỗ trợ, tạo cơ hội, khuyến khích của Nhà trường (Bảng 12) nhưng do trong thời gian ngắn nên sự phát triển về chất của giảng viên Nhà trường vẫn chưa thể đạt kết quả ở mức độ cao như kỳ vọng.

Tiểu kết Chương 2

Với việc phân tích thông tin thứ cấp từ những văn bản, báo cáo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, kết hợp điều tra, khảo sát ý kiến giảng viên để thu thập thông tin sơ cấp, tác giả đã góp phần làm sáng tỏ thực trạng chất lượng giảng viên Nhà trường giai đoạn 2014-2019 theo các tiêu chí: Phẩm chất đạo đức; trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ; năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực giảng dạy. Tác giả cũng đã chỉ rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan của những kết quả đạt được và những hạn chế về chất lượng giảng viên Nhà trường. Kết quả nghiên cứu trên có ý nghĩa lớn, làm cơ sở để tác giả đề xuất một số giải pháp phù hợp trong Chương 3, góp phần hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đề ra.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)